Chủ nhật, 19/01/2025 | 10:31
RSS

Lái xe kiện CSGT tỉnh Hòa Bình: Cắm biển R.420 tại ngã ba gây tốn kém

Thứ sáu, 22/12/2017, 13:16 (GMT+7)

Theo lãnh đạo Vụ An toàn Giao thông, không thể cắm nhắc lại các biển R.420 tại tất cả các ngã ba, ngã tư trong đô thị sẽ gây tốn kém, lãng phí, ảnh hưởng đến tầm nhìn tại các ngã ba, ngã tư.

Lái xe kiện CSGT tỉnh Hòa Bình TAND tỉnh Hòa Bình bác bỏ đơn kiện của tài xế
Lái xe kiện CSGT tỉnh Hòa Bình TAND tỉnh Hòa Bình bác bỏ đơn kiện của tài xế

Liên quan đến sự việc tài xế khởi kiện CSGT tỉnh Hòa Bình về quyết định xử phạt hành chính của Phòng Cảnh sát giao thông Hòa Bình, để tìm hiểu rõ về biển cắm khu vực đông dân cư, PV đã cuộc trao đổi với lãnh đạo Vụ An toàn Giao thông (Tổng cục Đường bộ Việt Nam).

Chia sẻ về sự việc trên, lãnh đạo Vụ An toàn Giao thông cho biết, theo Thông tư 91/2015/TT - BGTVT và quy chuẩn báo hiệu đường (QCVN) bộ 41/2016, tốc độ tối đa cho phéo các phương tiện cơ giới đường bộ qua khu đông dân cư đối với đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều có 2 làn cơ giới trở lên là 60 km/h.

Các đường còn lại thì tốc độ tối đa là 50 km/h. Trường hợp nếu trong khu đông dân cư có biển báo hạn chế tốc độ khác thì phải chấp hành biển báo hạn chế tốc độ trong phạm vi của biển báo tốc độ.

Biển R.420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển số R.421. Đồng thời, mục D.17 Phụ lục D của QCVN 41/2016/BGTVT cũng quy định “Biển báo số R.420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển báo số R.421”.

Tổng cục ĐBVN cho biết cắm biển báo hiệu khu dân cư trên tuyến đường đó là hợp lý
Trước sự việc trên, Vụ An toàn Giao thông - Tổng cục ĐBVN cho biết, cắm biển báo hiệu khu dân cư trên tuyến đường đó là hợp lý không cần cắm biển nhắc lại.

"Tuyến đường tại thị trấn Lương Sơn - Hòa Bình cắm biển như vậy là hợp lý rồi. Trong Quy chuẩn 41/2016 phụ lục D17 khi có biển R,420 lái xe phải tuân theo cho đến khi gặp biển R.421 biển mới hết hiệu lực và không phải cắm biển nhắc lại", vị lãnh đạo này thông tin.

Cũng theo vị lãnh đạo này, không thể cắm nhắc lại các biển này tại tất cả các ngã ba, ngã tư trong đô thị sẽ gây tốn kém, lãng phí, ảnh hưởng đến tầm nhìn tại các ngã ba, ngã tư và không một quốc gia nào thực hiện.

Phần quy định kỹ thuật chung của nhóm biển hiệu lệnh trong QCVN 41 tại Mục 38.3 Điều 38 có quy định: “Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực”.

Đây là quy định kỹ thuật chung, tổng quát phổ biển, còn có quy định chi tiết, cụ thể trong từng biển. Vì vậy, khi sử dụng từng biển bao gồm cả phần quy định kỹ thuật và phần chi tiết; chẳng hạn, đối với biển R.420 ( qui định tại D17- QC41/2016) và các biển hạn chế khu vực (ZON) thì hiệu lực mang tính khu vực.

Các cơ quan quản lý đường bộ phải căn cứ vào mức độ đô thị hóa và mật độ dân cư sinh sống bên đường (không đặt biển báo theo địa giới hành chính được quy hoạch, nếu chưa đô thị hóa hoặc dân cư thưa thớt) để cắm các biển báo R.420 (bắt đầu khu đông dân cư) và biển báo R.421 (hết khu đông dân cư) trên các tuyến đường ở vị trí vào, ra đô thị cho phù hợp. 

Ngoài ra vị lãnh đạo Vụ An toàn Giao thông (Tổng cục ĐBVN) cũng cho biết, theo lập luận của lái xe trong Quy chuẩn 41/2016 là từ quy định chung nhưng chi tiết ở D17 tại phụ lục của Quy chuẩn 41/2016 hướng dẫn rất rõ.

"Có thể các lái xe không đọc hết đến D17 của Quy chuẩn 41/2016 nên vẫn chưa nắm rõ, còn phần phụ lục này đã hướng dẫn biển này cắm như thế nào là hợp lý. Nhiều khi những thông tin đăng trên mạng cũng trích dẫn Quy chuẩn 41/2016 nhưng không đầy đủ dẫn đến lái xe chưa hiểu hết", vị lãnh đạo này thông tin.

Cao Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN