Thứ sáu, 22/11/2024 | 12:51
RSS

Ngô biến đổi gen là gì mà chuột ăn thì chết sớm?

Thứ sáu, 24/03/2017, 17:04 (GMT+7)

Ngô biến đổi gen đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người đang có ý định từ bỏ ngô biến đổi gen bởi những tác hại tiềm ẩn của nó.

Cuộc xâm lăng của ngô biến đổi gen

Ngô biến đổi gen (hay còn gọi là ngô GMO) đã không còn xa lạ với người Việt. Kể từ khi được cấp phép làm thực phẩm cho người và vật nuôi ở Việt Nam ngô biến đổi gen xuất hiện khắp nơi từ ngô ngọt Mỹ luộc / nướng, bắp rang bơ, ngô chiên, trà râu ngô, sữa ngô, bột ngô, siro ngô,... đến sữa công thức sơ sinh.

Ngô biến đổi gen 1

Ngô biến đổi gen được trồng và sử dụng phổ biến ở nhiều nước

Có thể nói, ngô là một trong những thực phẩm biến đổi gen được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Theo kế hoạch, Việt Nam bắt đầu trồng cây GMO từ năm 2015 và ước tính sẽ có 30 – 50% diện tích đất nông nghiệp được dùng để trồng GMO vào năm 2020.

Không thể phủ nhận so với ngô truyền thống, ngô GMO có những đặc tính vượt trội như năng suất và hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng chịu hạn, kháng côn trùng, chịu thuốc diệt cỏ, kháng sâu bệnh tốt. Tuy nhiên, ngô biến đổi gen lại bị cho là “sát thủ giấu mặt” gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như rối loạn nội tạng, béo phì, vô sinh, ung thư,…

Tác hại ẩn mình

Trước khi tìm hiểu những tác hại của thực phẩm biến đổi gien, cần hiểu GMO là gì? GMO là quá trình biến đổi mã di truyền trong sinh vật để tăng năng suất và khả năng chống sâu bọ, dịch bệnh của chúng.

Tuy có nhiều lợi ích nhưng một số nghiên cứu của giới chuyên gia quốc tế đã chứng tỏ thực phẩm GMO (trong đó có ngô biến đổi gen) tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng về mặt gen, sinh lý, sức khỏe chuyển hóa, sức khỏe sinh sản, chức năng miễn dịch, dị ứng và độc tố.

Ngô biến đổi gen 3

Ngô GMO ẩn chứa nhiều nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe

Trong đó, những bất ổn đáng kể về khả năng miễn dịch bao gồm bất ổn về quá trình phân bào liên quan tới các chứng viêm nhiễm và dị ứng, bệnh hen; sự thay đổi trong chức năng và cấu trúc gan như quá trình chuyển hóa cacbonhydrat hay lipid; sự thay đổi của tế bào có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa;…

Đặc biệt, nghiên cứu của Tiến sĩ Irina Ermakova, Viện khoa học Nga đã chỉ ra mối liên hệ giữa khả năng vô sinh và thực phẩm GMO. Theo đó, những con chuột thí nghiệm ăn ngô hoặc đậu tương GMO có lứa đẻ và số con mỗi lứa ít hơn hẳn. Con non sinh ra cũng nhỏ hơn hẳn con của chuột không ăn thực phẩm biến đổi gen.

Trong vòng 3 tuần, quá nửa số chuột ăn đậu tương GMO chết. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy đường ruột của chuột ăn thực phẩm GMO bị tổn hại như số lượng tế bào tăng quá nhanh và phá vỡ hệ miễn dịch.

Đáng chú ý, con non dễ bị yếu bệnh bởi có thể bị ảnh hưởng bởi chất kháng dưỡng, chất gây dị ứng, độc tố có trong khẩu phần ăn của con mẹ. Giới khoa học Đức còn tìm được các đoạn DNA của thực phẩm GMO mà con mẹ ăn trong não, thận, gan, lá lách và máu của con non.

Ngô biến đổi gen 5

Nhiều gia đình chỉ dùng ngô hữu cơ tự nhiên thay vì ngô biến đổi gen

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học Sherbrooke (Canada) đã tìm thấy protein trừ sâu Cry1Ab trong 69% máu của phụ nữ không mang thai, 94% mẫu máu của thai phụ. Độc tố này còn xuất hiện trong 80% mẫu máu bào thai, chứng tỏ nó có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

Một số nghiên cứu trước đó đã phát hiện lượng nhỏ độc tố trừ sâu Cry1Ab trong ruột và dạ dày của động vật ăn ngô biến đổi gen. Điều này làm dấy lên những quan ngại cho rằng sử dụng thịt của các loài động vật ăn ngô GMO hoặc sử dụng trực tiếp ngô và các sản phẩm từ ngô GMO tiềm ẩn rủi ro cao.

Tri Thu (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.