Jucilene Marinho, cô gái kém may mắn sinh ra không có âm đạo được bác sĩ tái tạo bằng da cá rô phi
Theo tờ Dailymail (Anh), một phụ nữ trẻ tên là Jucilene Marinho (23 tuổi) khi sinh ra không có bộ phận sinh dục do mắc phải căn bệnh lạ Mayer-Rokitansky-Küster-Hause (MRKH), không có cổ tử cung, tử cung hoặc buồng trứng nên nguy cơ vô sinh rất cao.
Sau thăm khám, các chuyên gia ở Đại học Liên bang Ceara Brazil (FUC) quyết định phẫu thuật tái tạo âm đạo cho Jucilene bằng da cá rô phi nước ngọt.
Ca phẫu thuật đã được thực hiện bằng cách mở âm đạo trước khi chèn một khuôn hình bộ phận sinh dục lót bằng da cá rô phi nước ngọt vào bên trong. Da cá sau đó được hấp thụ vào cơ thể và chuyển thành mô, giúp âm đạo phát triển.
Sau khi trải qua ba tuần nằm viện, Jucilene Marinho đã được xuất viện với kết quả khả thi, thực sự có âm đạo mới, có thể quan hệ với bạn trai của mình.
Trước khi phẫu thuật, Jucilene Marinho từng rất buồn vì là phụ nữ lại không có âm đạo, thậm chí có lúc trầm cảm nặng bởi lo ngại khó lấy chồng, khó sinh con. Mọi thứ được cô giữ kín đến năm 15 tuổi mới lộ ra.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho Jucilene
Jucilene chia sẻ, cô hoàn toàn hài lòng, hạnh phúc với những gì đang có. Với cô mọi thứ đều hoàn hảo và không hề đau đớn. Mong ước có một đứa con trước đây tưởng như quá xa vời nay đã có thể thành hiện thực.
Jucilene Marinho là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được tái tạo âm đạo bằng da cá rô phi.
Đến nay, các sĩ Brazil đã phẫu thuật tái tạo âm đạo cho bốn phụ nữ sinh ra không có cổ tử cung, tử cung hoặc buồng trứng bằng da cá.
Theo đó, trước khi được sử dụng, da cá phải được làm sạch và tiệt trùng, tiếp đến là phơi nhiễm phóng xạ để tiêu diệt virus. Phương pháp sử dụng da cá được coi là ít nguy hiểm hơn so với kỹ thuật truyền thống bằng cách sử dụng vùng da háng của chính bệnh nhân.
Da cá rô đã được xử lý cẩn thận trước khi cấy ghép cho bệnh nhân
Cụ thể hơn, da cá phải được loại bỏ hết vảy và mùi, chỉ để lại mảng băng gel màu sáng có thể bảo quản trong hai năm trong môi trường lạnh đông vô trùng. So với kỹ thuật truyền thống, việc dùng da cá có tốc độ phục hồi nhanh hơn mà không có vết sẹo có thể nhìn thấy được, hoặc rủi ro bị cơ thể từ chối hoặc nhiễm trùng. Đặc biệt, da cá kích thích sự phát triển của tế bào và hình thành các mạch máu.
Sở dĩ cá rô phi được sử dụng cho thủ thuật này là vì nó có hàm ẩm lớn và giàu collagen. Ngoài ra, nó cũng có khả năng kháng bệnh và mạnh mẽ như da người. Da cá rô phi từng được sử dụng để chữa lành hơn 200 nạn nhân bị bỏng nặng mà không cần phải thay đổi thường xuyên như các phương pháp chữa bỏng thông thường khác.
Được biết, hội chứng Mayer Rokitansky Küster Hauser (MRKH) mà Jucilene Marinho và các phụ nữa treeb mắc phải là bất thường liên quan chủ yếu đến cơ quan sinh dục, thường không phát triển âm đạo và tử cung mặc dù di truyền bình thường, buồng trứng hoạt động bình thường.
Xem thêm Clip: Bí quyết phục hồi tóc hư tổn cực dễ tại nhà