Thứ năm, 25/04/2024 | 22:09
RSS

Chuyên gia thực phẩm khuyên nên ăn mỡ động vật theo độ tuổi

Thứ sáu, 27/12/2019, 13:42 (GMT+7)

Theo PGS TS. Nguyễn Duy Thịnh, việc sử dụng dầu ăn thay thế hoàn toàn mỡ lợn là quan niệm sai lầm và không phù hợp cho sự phát triển cơ thể.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, chất béo có chủ yếu ở 2 nguồn chính đó là mỡ động vật và dầu thực vật. Mỡ động vật được lấy từ gia súc, gia cầm, hải sản như bò, lợn, gà, cá hồi… Dầu thực vật là nguồn chất béo được chiết xuất từ các loại hạt và quả như oliu, dừa, lạc, đậu nành.

'Tẩy chay' mỡ lợn thay bằng dầu ăn có tốt cho sức khỏe?
Mỡ lợn hay dầu ăn đều tốt cho sức khỏe Ảnh minh họa

Thời gian vừa qua họ có phong trào vận động không dùng mỡ động vật nói chung và mỡ lợn nói riêng, vận động ăn dầu thực vật, dầu đạm hàm lượng axit béo không no nhiều nên không ảnh hưởng tăng hàm lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra trong dầu thực vật còn có omega 3 và omega 6 hỗ trợ cho giúp giảm nguy cơ bệnh tim, trầm cảm, mất trí nhớ và viêm khớp.

Theo  PGS TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, quan điểm ăn dầu thực vật và 'tẩy chay' mỡ lợn hay mỡ động vật là sai lầm. Trên thực tế hiện có khá nhiều dầu nhập nhiều vào Việt Nam và tự người dân cũng sản xuất được dầu nên nguồn cung thị trường lớn dẫn tới việc sử dung dầu thành trào lưu sử dụng dầu ăn trong các gia đình.

Trên thực tế dầu khi chiên rán tạo ra hàm lượng chất độc cao do mạch nối đôi cacbon bị phân cách gọi là quá trình acrohin hóa và đây chính là một trong những tác động khiến sử dụng dầu thừa gây ra nguyên nhân gây ung thư.

PGS TS. Nguyễn Duy Thịnh cho biết thịt mỡ là nguồn cung cấp chất béo phong phú với lượng calo cao cho cơ thể. Hơn thế nữa, thịt mỡ chứa lecithin và cholesterol, là loại chất mà cơ thể rất cần.

Nếu không sử dụng mỡ heo trong thời gian dài, cơ thể sẽ khó hấp thu vitamin A dẫn đến thiếu hụt vitamin A; tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương; làm rối loạn nội tiết tố; gây suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, vấn đề mà nhiều người lo lắng khi sử dụng mỡ động vật chính là làm gia tăng hàm lượng cholesterol. Tuy nhiên, cholesterol có vai trò rất quan trọng với não bộ, thần kinh, sức bền của thành mạch máu chỉ khi thừa hoặc thiếu cholesterol mới ảnh hưởng đến sức khỏe.

Như vậy, rõ ràng là mỡ không gây béo hơn dầu thực vật như bấy lâu nay quan niệm vì mỗi một gram dầu và mỡ đều cung cấp 9 calo như nhau cho nên dù là ăn dầu hay mỡ đều gây tăng cân như nhau và việc sử dụng dầu ăn hay mỡ động vật đều tốt với cơ thể nhưng cần sự cân bằng trong sử dụng để chế biến thức ăn giúp bảo đảm sức khỏe.

Vì vậy, theo PSG TS. Nguyễn Duy Thịnh nên dùng sử dụng cân đối hài hòa giữa dầu thực vật và mỡ động vật với chế độ ăn cân bằng chất bột, chất béo và chất đạm. 

Mỡ thực vật và mỡ động vật nên cùng có trong khẩu phần. Tỉ số mỡ động vật và mỡ thực vật nên là 1/1,5. Cần lưu ý, giai đoạn kiến tạo cơ thể của trẻ thì trẻ con nên ăn mỡ động vật là chính, tỉ số mỡ động vật/mỡ thực vật = 70/30.

Sau 35 tuổi trở lên, giai đoạn cơ thể đã trưởng thành tới lúc trung niên, tỉ số mỡ động vật/mỡ thực vật = 50/50. Trên 60 tuổi, giai đoạn người có tuổi, cao tuổi, tỉ số mỡ động vật/mỡ thực vật = 30/70.

Nếu bạn vừa muốn kiểm soát lượng dầu mỡ ăn vào, vừa muốn tiếp tục ăn món mỡ lợn thơm ngon, đây thực sự cũng không phải là điều quá khó khăn. Vào cuối tuần, cả gia đình có thể quây quần nấu món ăn bổ sung dinh dưỡng chẳng hạn như sườn heo hầm, thịt bò hầm, gà hầm nhằm bổ sung mỡ động vật hợp lý.

Điều quan trọng là bạn có thời gian để từ từ chuẩn bị một số món ăn phụ yêu thích, chẳng hạn như măng, củ sen, khoai, nấm, củ cải, v.v ... Những loại rau này được hầm với sườn để "pha loãng" dầu mỡ trong món ăn, giảm độ ngậy béo của mỡ.

Dầu động vật cũng có thể bão hòa các món ăn này, làm cho các loại rau này mềm hơn và ngon hơn, và không phải nấu thêm các món rau củ quả xào.

Diệu Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN