Thứ ba, 10/09/2024 | 17:22
RSS

Chuyện chưa biết về những người đặc biệt phía sau hàng loạt phao cứu sinh gắn trên cầu ở Hà Nội

Thứ hai, 16/05/2022, 06:31 (GMT+7)

Với mong muốn mong muốn có thể giảm thiểu được phần nào những tai nạn đáng tiếc xảy ra trên sông, anh Nguyễn Văn Tú cùng nhóm tình nguyện “Bơi khám phá” đã tiến hành lắp đặt hàng trăm phao cứu sinh trên các cây cầu bắc qua sông Hồng.

Những ngày gần đây, hình ảnh chiếc phao cứu sinh được lắp đặt trên những cây cầu dọc sông Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội khiến nhiều người dân tò mò. Ít ai biết, người đứng sau chiến dịch này là anh Nguyễn Ngọc Khánh và “mạnh thường quân”, anh Nguyễn Văn Tú. 

Chuyện chưa biết về những người đặc biệt phía sau hàng loạt phao cứu sinh gắn trên cầu ở Hà Nội

Nhóm hành trình thiện nguyện “Tình yêu sông Hồng" với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Nếu anh Tú là người khá “kín tiếng” thì anh Nguyễn Ngọc Khánh lại là gương mặt khá “quen” đối với cộng đồng yêu bơi lội. Anh Khánh được nhiều người đặt biệt danh “Aquaman Việt Nam” hiện là admin của group Bơi khám phá, Chiến binh sông Hồng, Red river supper club - 2 group với hàng chục nghìn thành viên, thường xuyên chia sẻ những kỹ năng về bơi và sinh tồn dưới nước.

Anh Nguyễn Ngọc Khánh cũng từng gây “sốt” cộng đồng bơi lội tại Việt Nam với kỷ lục hoàn thành chặng đường bơi dài đến 200km trong suốt 3 ngày trên sông Hồng xuất phát từ cầu Long Biên (Hà Nội) và đến đích là cửa biển Ba Lạt (Thái Bình) vào năm 2021. 

Chuyện chưa biết về những người đặc biệt phía sau hàng loạt phao cứu sinh gắn trên cầu ở Hà Nội

Anh Nguyễn Ngọc Khánh hướng dẫn kĩ năng cứu hộ người bị đuối nước cho học sinh.

Được biết, việc lắp phao cứu sinh tại các cầu tại Hà Nội chỉ là một hoạt động nằm trong chuỗi chương trình thiện nguyện “Tình yêu sông Hồng”.

Theo đó, anh Khánh cùng nhóm cho biết, nhóm đã lắp phao cứu sinh tại các cây cầu dọc sông Hồng tại các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Nội… Dự kiến, những ngày tới, nhóm sẽ thực hiện lắp phao tại các tỉnh tiếp theo là: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng… Ngoài ra, tại mỗi tỉnh, các tình nguyện viên trong nhóm Bơi khám phá sẽ dạy kỹ năng bơi miễn phí cho các em nhỏ và những người mong muốn phát triển kỹ năng bơi lội.

“Chương trình lắp phao cứu sinh trên cầu được triển khai từ ngày 6/5, với kế hoạch đặt 1000 chiếc trên những cây cầu bắc qua sông Hồng từ Lào Cai đến Thái Bình. Sau hai tuần, câu lạc bộ đã lắp đặt hơn 100 phao cứu sinh tại bốn tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Nội. Đến nay, nhóm đã triển khai hoạt động tại 4 địa phương, trang bị kỹ năng cho gần 700 người, trong đó 70% là học sinh.

Chuyện chưa biết về những người đặc biệt phía sau hàng loạt phao cứu sinh gắn trên cầu ở Hà Nội

Anh Khánh và anh Tú chung tay thực hiện dự án “Tình yêu sông Hồng”.

Ở thủ đô, nhóm bố trí 33 phao treo tại 6 cây cầu là Thăng Long, Nhật Tân, Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy và Thanh Trì. Tùy độ dài, mỗi cầu sẽ bố trí từ ba đến năm phao. 

Ý tưởng lắp đặt phao cứu sinh trên các cây cầu bắc qua sông Hồng xuất phát từ mong muốn giảm thiểu được phần nào những tai nạn đáng tiếc xảy ra trên sông. Ngoài ra, việc dạy kỹ năng bơi sinh tồn cho mọi người, tôi mong muốn nhóm góp sức giúp giảm thiểu những vụ đuối nước thương tâm, đặc biệt thời điểm hè.

Để chương trình lan tỏa và thành công, chúng tôi rất cảm ơn anh Nguyễn Văn Tú, người đã tài trợ toàn bộ 1000 kính bơi, 1000 phao cứu sinh cho chương trình”, anh Khánh chia sẻ.

Chuyện chưa biết về những người đặc biệt phía sau hàng loạt phao cứu sinh gắn trên cầu ở Hà Nội

Nhóm đã tổ chức nhiều hoạt động nâng cao nhận thức cho học sinh về phòng chống đuối nước, tặng kính bơi và dạy bơi miễn phí cho các em học sinh.

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Tú (30 tuổi, Hà Nội) “mạnh thường quân” tài trợ toàn bộ phao và kính bơi chương trình “Tình yêu sông Hồng” cho hay, anh vốn là người rất yêu bơi nhưng bơi không giỏi. Anh tham gia cuộc thi Chiến binh sông Hồng và vượt qua thử thách bơi 10km liên tục nhờ sự nỗ lực tập luyện và những kỹ năng quý giá được nhóm Bơi khám phá chia sẻ.

Những trải nghiệm đầy thử thách ấy giúp anh hiểu rằng, nhiều người còn hiểu sai về việc “biết bơi”, và bơi ở bể bơi khác nhau rất nhiều so với bơi ngoài sông hoặc biển.

Chuyện chưa biết về những người đặc biệt phía sau hàng loạt phao cứu sinh gắn trên cầu ở Hà Nội

Anh Nguyễn Văn Tú - "mạnh thường quân" tài trợ chi phí mua kính bơi, phao bơi cho dự án. 

“Có rất nhiều tình huống bất ngờ, nguy hiểm khi bơi hoặc chẳng may rơi xuống sông nước. Việc trang bị cho mình kỹ năng bơi đúng, xử lý các tình huống… là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Chính vì vậy, khi nghe anh Khánh chia sẻ, tôi đã ngay lập tức ủng hộ và tài trợ công cụ là kính và phao bơi cho nhóm thực hiện chuỗi hoạt động ý nghĩa này.

Anh Nguyễn Văn Tú và gia đình.

Việc làm tuy nhỏ bé nhưng chúng tôi muốn lan tỏa thông điệp tốt đẹp trong cộng đồng. Những hành động đẹp sẽ tạo ra năng lượng yêu thương, tạo ra những hạt giống hạnh phúc, để cuộc sống trở nên ấm áp, ý nghĩa hơn”, anh Tú chia sẻ.

Được biết, anh Tú hiện là người sáng lập quỹ Mon Gaming, Mon Scholarship, Mon Swimming với nhiều hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa.

Chuyện chưa biết về những người đặc biệt phía sau hàng loạt phao cứu sinh gắn trên cầu ở Hà Nội

Chuyện chưa biết về những người đặc biệt phía sau hàng loạt phao cứu sinh gắn trên cầu ở Hà Nội

Anh Nguyễn Văn Tú trao thưởng cho các học sinh đạt giải cao trong kỳ thi HSG Quốc Gia năm 2022 tại trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ.

Chia sẻ về các hoạt động trong chuỗi sự kiện, anh Tú cho hay, ngoài việc treo phao cứu sinh, nhóm còn tổ chức một loạt các hoạt động nâng cao nhận thức của học sinh, người dân về phòng chống đuối nước, dạy bơi miễn phí, cách sơ cứu người đuối nước, cách xử lý trong các tình huống xấu, trải nghiệm bơi tại nhiều địa hình khác nhau tại nhiều tỉnh, thành dọc sông Hồng. 

Chuyện chưa biết về những người đặc biệt phía sau hàng loạt phao cứu sinh gắn trên cầu ở Hà Nội

 

Tuệ Nhi
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại