Thứ bảy, 18/01/2025 | 14:49
RSS

Chuẩn bị lễ vật cúng Táo Quân như nào? Cách lau dọn bàn thờ chuẩn nhất

Thứ hai, 13/01/2020, 10:19 (GMT+7)

Năm nay 2020 Canh Tý, Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp rơi vào ngày thứ Sáu 17/1/2020. Cần chuẩn bị các lễ vật cúng Táo Quân như nào ? Cách lau dọn bàn thờ 23 tháng chạp ?

Ngày ông Công ông Táo 23 tháng Chạp hàng năm người Việt Nam ta luôn làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo. Ông Công ông Táo là thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà và ngày này là ngày ông lên chầu Trời. 

Vì vậy, cần phải có lễ vật đặc biệt và chu đáo để "tiễn" ông về trời. Mời các bạn cùng xem cách sắp mâm cỗ cúng Táo quân để tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời được trọng thể hơn.

 

I. Ý nghĩa của ngày ông Công ông Táo

Táo quân hay Thổ công là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Ông là vị thần quyết định sức khỏe may rủi hay phúc họa của gia chủ. Bên cạnh đó, theo quan niệm người Việt, Táo quân còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình.

Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông cưỡi về trời, nên vì sao ngày này các nhà thường mua cá chép về cúng rồi đem thả ra sông, ngụ ý “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”.

Tục cúng ông Táo mang ý nghĩa thờ “ thần Bếp’ chuyên cai quản bếp núc, giữ lửa ấm cho gia đình, cầu mong 1 năm tiếp theo ấm no, đủ đầy.

Cần chuẩn bị các lễ vật cúng Táo Quân năm 2020 Canh Tý

II. Cần chuẩn bị các lễ vật cúng Táo Quân năm 2020 Canh Tý như sau:

- Mũ ông Táo 3 chiếc: 2 chiếc dành cho Táo ông loại có cánh chuồn và 1 chiếc cho Táo bà thì không có phần cánh chuồn

- Quần áo giấy cho Táo: hai bộ cho nam, 1 bộ cho nữ
- Hài Táo Quân: 2 đôi hài nam, 1 đôi hài nữ
- Giấy tiền vàng mã
- Trái cây tươi trái cây tươi (quả phật thủ, xoài, táo, cam, thanh long, nho,…)
- Cau trầu tươi.
- Hương, nến, rượu nếp hoặc trà.

1. "Phục trang" của ông Công ông Táo

Trước khi sắp mâm cỗ cúng ông Táo, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cúng Táo quân gồm có: Ba chiếc mũ Táo quân, hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn. Cả ba mũ đều được trang trí lóng lánh và sặc sỡ.

Ở nhiều nơi người ta chỉ sử dụng một chiếc mũ có cánh chuồn để tượng trưng kèm theo áo và đôi hia giấy. Màu sắc áo mũ của ông Công ông Táo thay đổi theo ngũ hành.

Cụ thể, các năm hành kim, mộc, thủy, hỏa thổ dùng các màu lần lượt là vàng, trắng, xanh, đỏ, đen. Những đồ mũ, áo, hia… bằng giấy này sẽ được đốt đi sau lễ cúng Táo quân cùng với bài vị cũ, sau đó, bài vị mới được lập.

2. Đồ cúng ông Công ông Táo khác

Việc chuẩn bị lễ vật cúng Táo quân ở mỗi vùng miền đất nước cũng có sự khác nhau.

Ở miền bắc, ngày 23 tháng chạp sẽ không thể thiếu những con cá chép sống thả trong chậu nước xuất phát từ tích "cá chép hóa rồng" để đưa ông Táo về chầu trời.

Người miền Trung thường cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.

Ở miền Nam thì đơn giản hơn, người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy mà thôi.

Sắp mâm cỗ cúng ông Táo Để Táo quân về Trời báo cáo với Ngọc Hoàng chuyện hạ giới được đủ đầy, mỗi gia đình cần chuẩn bị mâm cỗ cúng thật chu đáo và đẹp mắt. Khi làm lễ cúng Táo quân thì bạn nhớ đọc cả văn khấn Táo quân để tiễn các ngài.

III. Cách lau dọn ban thờ ngày 23 Tết

Theo quan niệm người xưa, đàn ông là trụ cột của gia đình, sẽ là người lau dọn làm sạch vật phẩm thờ cúng. Ngày nay quan niệm cũng đã thay đổi nhiều, người phụ nữ đều có thể làm công việc này với lòng thành tâm kính.

Đặc biệt, người thực hiện dọn dẹp ban thờ phải giữ cho cơ thể sạch sẽ, không bụi bẩn. Sau đó, chuẩn bị một đĩa hoa quả đặt lên, dâng hương và khấn xin phép các vị thần linh, tổ tiên thu dọn ban thờ.

Dùng nước ấm, không dùng nước lạnh lau. Lau bài vị của thần phật trước rồi mới đến bài vị tổ tiên. Sau đó đến phần dọn bát hương, người làm phải cực kỳ tỷ mỉ tránh sơ xuất di chuyển bát hương, rút từng chân nhang, để lại trong bát hương khoảng từ 3- 5 nén.

IV. Theo truyền thống, mâm cơm sẽ gồm các món ăn quen thuộc dưới đây:

Mâm lễ cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường bao gồm:

Mâm lễ cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường bao gồm:

1 đĩa gạo
1 đĩa muối
1 đĩa hoa quả
1 quả bưởi
1 lọ hoa cúc
1 lọ hoa đào nhỏ
1 quả cau, lá trầu
3 chén rượu
1 ấm trà sen
1 bát canh mọc
1 bát canh măng
1 đĩa chè kho
1 đĩa giò
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa xôi gấc
5 lạng thịt vai luộc

1. Thịt lợn luộc

Đây là món quan trọng nhất dùng để dâng cúng Táo quân. Thịt lớn luộc dùng để sắp mâm cỗ cúng ông Táo nên là thịt vai hoặc gáy. Khi thắp hương miếng thịt cần để nguyên, tuyệt đối không được thái miếng.

2. Một món canh

Canh là món không thể thiếu trong mâm cúng ông Công ông Táo. Món canh thường được các gia đình nấu để dâng cúng là canh măng, canh khoai hoặc canh mọc .

3. Một món xào có rau

Một món rau xào cúng giúp mâm cỗ cúng ông Táo thêm đủ đầy. Bạn có thể nấu những món xào quen thuộc như su su hay xu hào... Tuy nhiên vì dùng để cúng nên không được cho tỏi khi xào nấu.

4. Một đĩa muối

Muối là thứ tượng trưng cho sự may mắn và trong mâm cơm để cúng ông Táo cũng không thể thiếu một đĩa muối. Hãy chuẩn bị một đĩa muối tinh đặt lên mâm để cúng.

5. Hoa quả vàng mã

Hoa quả và vàng mã là những thứ không thể thiếu để cúng ông Công ông Táo. Ngoài bộ áo mũ dành cho Táo quân kể trên, bạn cần mua thêm tiền vàng hoặc loại vàng nén để hóa cho ông Công ông Táo làm lệ phí đi đường.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ, các gia đình chú ý cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng bếp phải cho cháy rực, mâm cỗ đề huề thể hiện sự ấm no quanh năm đủ đầy. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.

Theo phong tục cha ông để lại, lễ cúng phải được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23/12 âm lịch. Tuỳ theo điều kiện và thời gian mà chúng ta có thể cúng vào buổi trưa hoặc chiều tối ngày 22 tháng Chạp đều được. Tuy nhiên, thời gian cúng tốt nhất là từ 11 giờ – 13 giờ là tốt nhất. Do đó gia chủ cần cố gắng thu xếp thời gian và chuẩn bị lễ vật đầy đủ để cúng lễ vào khung giờ trên.

Trang Luv (TH)
Theo Đời sống Plus/GĐVN