Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:35
RSS

Bác sĩ mách cách chọn thực phẩm cho người tiểu đường

Thứ năm, 03/08/2017, 08:40 (GMT+7)

Mắc bệnh tiểu đường, nhiều người trở nên “cảnh giác” với thức ăn, đồ uống, nhìn thực phẩm nào cũng thấy tiềm ẩn “nguy cơ tăng đường huyết”.

Kỳ thực, người tiểu đường vẫn cần ăn đa dạng thực phẩm, sử dụng cả đồ béo, ngọt để không thiếu chất.
BS Trần Thị Thanh Hà, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, “Ăn theo khẩu phần” là điều các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh khi nói đến vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường.

Theo BS Hà, người tiểu đường nên tập trung vào các nhóm dinh dưỡng chính sau đây:

Nhóm thực phẩm tạo đường: Để bảo đảm lượng đường vừa đủ cho cơ thể mà không lo ngại lượng trường trong máu cao, người tiểu đường nên sử dụng các loại thực phẩm như gạo lứt, cơm, miến, mì, khoai, bắp… trong thực đơn hằng ngày. Đồng thời phải cực kỳ hạn chế các loại bánh, kẹo, nước ngọt, các thực phẩm có chứa đường hóa học…

Nguoi tieu duong

Gạo lứt là một trong những thực phẩm tốt cho Người tiểu đường. Ảnh minh họa

  • Nhóm thực phẩm cung cấp đạm: Để đảm bảo đủ chất đạm, người bệnh tiểu đường nên sử dụng các thực phẩm như cá, các loại hải sản, hoặc các loại đạm thực vật như đậu hũ, đậu nành, đậu que hoặc một số loại nấm.

 

  • Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo: Việc sử dụng các thực phẩm để cung cấp chất béo cho người bệnh tiểu đường cũng cần phải chú ý kỹ lưỡng. Có thể sử dụng các loại dầu thực vật như dầu nành, dầu mè, hoặc dầu cọ… Nên sử dụng ít nhất 2 lần mỡ cá một tuần. Tuyệt đối không sử dụng mỡ động vật, margarine, bơ, óc lợn, các loại đồ lòng, phủ tạng động vật…

 

  • Nhóm dinh dưỡng từ trái cây (Vitamin): Vấn đề chọn lựa trái cây cho người bệnh tiểu đường cũng là một vấn đề cần phải được lưu ý, vừa cung cấp đủ vitamin, đồng thời lượng đường trong các loại trái cây không được quá cao. Chính vì thế, người tiểu đường  nên chọn các loại trái cây ít ngọt như: thanh long, bưởi, mận, táo, quýt, cam…

Người tiểu đường

Thanh long là một trong những hoa quả tốt cho người tiểu đường. Ảnh minh họa

Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn theo khẩu phần “đĩa thức ăn của tôi”, tức là: Đến bữa, ăn đúng theo khẩu phần, có thể lấy thức ăn riêng ra đĩa (với một chút rau, hai miếng thịt hoặc một miếng cá, một ít cơm...); hoặc chỉ cần ước lượng bằng mắt (vẫn ăn chung với đĩa thức ăn gia đình), nhưng đảm bảo ăn vừa đủ đúng theo khẩu phần, cảm thấy ngon cũng không ăn thêm.

Không áp dụng theo nguyên tắc này, chỉ ăn nhiều một thứ (rau hoặc cơm, hoặc thịt...) sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng mà vẫn không đảm bảo ổn định đường huyết.

Trị tiểu đường cực đơn giản bằng công thức pha nước ép mướp đắng thần kỳ. Nguồn: Mẹo vặt sức khỏe

 

 

Diệp Lâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN