Cung cấp đủ năng lượng cần thiết: Viêm đại tràng co thắt có thể gây sụt cân, suy nhược và mệt mỏi. Vì vậy cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể từ 2000 – 2500 calo/ngày.
Ăn chín uống sôi: Nếu không cẩn thận trong khâu chế biến, các vi sinh vật có hại trong thức ăn có thể gây viêm nhiễm đường ruột và kích thích đại tràng co thắt quá mức. Vì vậy khi ăn uống, cần đảm bảo ăn chín uống sôi và hạn chế dùng thực phẩm tươi sống.
Tùy vào triệu chứng bệnh mà người bị viêm đại tràng co thắt nên có chế độ ăn khác nhau. Sau đây là một số thực phẩm khuyên dùng.
Khi vào ruột chất xơ có thể hút nhiều nước, làm tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Thực phẩm giàu chất xơ, như trái cây, rau và ngũ cốc rất bổ dưỡng và giúp ngăn ngừa táo bón. Đối với các trường hợp bị tiêu chảy, nên bổ sung thực phẩm chứa một lượng chất xơ vừa phải như yến mạch, quả bơ, khoai lang, khoai tây,… nhằm cải thiện độ đặc của phân và điều hòa nhu động ruột.
Tuy nhiên, bổ sung chất xơ quá mức có thể gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Vì vậy, người chỉ nên bổ sung một lượng chất xơ nhất định kết hợp với một số loại thực phẩm khác để điều hòa nhu động ruột và cải thiện các triệu chứng do viêm đại tràng co thắt gây ra.Chế độ ăn ít chất xơ
Các thực phẩm như sữa chua cung cấp cho đường ruột một lượng lớn lợi khuẩn. Các lợi khuẩn có trong nhóm thực phẩm này như Lactobacilus bugaricus, Streptococcus thermophilus, Bifido bacterium,… có khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế hại khuẩn và điều hòa hoạt động co bóp của đường ruột. Bên cạnh đó, sữa chua còn có tác dụng kích thích vị giác, giảm đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng và cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy,…
Tuy nhiên đối với người bị viêm đại tràng, chỉ nên bổ sung khoảng 100g sữa chua/ngày. Đồng thời nên sử dụng sau khi ăn khoảng 30 – 60 phút để cơ thể hấp thu tối đa hàm lượng dinh dưỡng và lợi khuẩn.
Omega-3 là loại axit béo lành mạnh cần thiết cho cơ thể. Thành phần này giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, hỗ trợ ức chế tích tụ mỡ trong gan, duy trì thị lực và hoạt động của não bộ. Thiếu omega-3 có thể có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống thần kinh và miễn dịch được cho là có liên quan đến việc gây ra viêm đại tràng co thắt. Một nghiên cứu năm 2009 của Clarke và cộng sự cho thấy bổ sung omega-3 ở phụ nữ bị viêm đại tràng co thắt nặng mang lại lợi ích đáng kể.
4. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt chứa prebiotic giúp kích thích sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột
Viêm đại tràng co thắt kéo dài có thể làm giảm khả năng hấp thu khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Bổ sung đạm vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp cải thiện tình trạng suy nhược và sụt cân do các bệnh lý đường ruột gây ra. Tuy nhiên nên tránh các thực phẩm chứa hàm lượng đạm quá cao như thịt cừu, thịt bò, thịt dê… vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Đạm từ các nguồn như cá hồi, thịt gà, thịt lợn nạc, đậu phụ, cá thu, nấm… được khuyên dùng cho người bị viêm đại tràng co thắt.
Bổ sung lượng đạm vừa phải giúp nâng cao thể trạng ở người bị viêm đại tràng co thắt
|