Cà chua: Phần cuống cà chua sẽ là nơi bị thối và phân huỷ đầu tiên. Vì thế, để cuống cà chua hướng lên trên sẽ giúp chúng lâu hỏng hơn.
Tỏi, hành tây: Các bạn nên cho vào những chiếc túi giấy có đục lỗ để tạo sự thông thoáng, như vậy sẽ bảo quản tỏi và hành tây tốt hơn.
Khoai tây: Nơi có ánh sáng sẽ làm khoai tây nhanh thối rữa hoặc bị mọc mầm. Tốt nhất là hãy cho chúng vào một chiếc giỏ khô ráo và đặt ở nơi ít ánh sáng. Cách này sẽ giúp thực phẩm tươi lâu hơn. Tất nhiên, hãy để ý và bỏ những quả táo ra trước khi chúng bị thối nhé.
Khoai tây nên được trữ ở không gian khô, mát. Ảnh: Internet
Xúc xích: Đặt nơi khô ráo có thể tươi nguyên trong thời gian dài mà không cần đến tủ lạnh, thậm chí ngay cả khi đã mở gói.
Húng quế: Tốt hơn hết hãy giữ húng quế tươi bằng cách đặt trong cốc hoặc bình nước và để trên kệ bếp, tương tự như cách đối xử với những bông hoa. Bạn có thể làm điều này với các loại rau thơm khác.
Quả bơ: Chúng mãi không chín? Đó là vì nó nằm trong tủ lạnh. Để bơ xanh lên kệ sẽ giúp chúng chín nhanh hơn. Muốn tăng tốc hơn nữa, hãy đặt bơ trong một cái túi cùng với chuối hoặc táo.
Quả mọng: Nếu đặt trong tủ lạnh có thể khiến chúng hỏng nhanh hơn do hơi nước. Tốt hơn hết nên đặt quả mọng trong một cái bát hoặc rổ và trên kệ bếp.
Măng tây: Cho măng tây vào lọ chứa nước và cắm hướng lên trên như cắm hoa, như vậy măng tây sẽ giữ được lâu hơn.
Bảo quản măng tây giống như cắm hoa vậy. Ảnh: Internet
Bánh mì: Nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong túi nilon đóng kín. Giữ bánh mì trong tủ lạnh sẽ đẩy nhanh quá trình mất nước và khiến nó thiu nhanh hơn.
Các loại bí: Đặc biệt là những loại có vỏ dày, có thể để ở môi trường bên ngoài tới 1-2 tháng.
Đậu: Không cần lưu trữ trong tủ lạnh. Trên thực tế, độ ẩm trong tủ lạnh có thể khiến đậu mọc mầm.
Hạt tiêu: Cũng không cần cho vào tủ lạnh. Chúng sẽ có vị ngon hơn khi để trong một cái giỏ mở đặt ở kệ.