1. Tóc bạc quá sớm, nhất là khi bạn đang ở tuổi thanh niên, bạn cần kiểm tra các yếu tố di truyền và vấn đề tinh thần. Bệnh lao, bệnh về dạ dày và đường ruột, thiếu máu, xơ vữa động mạch... cũng có thể làm tóc bạc sớm.
2. Tóc quá đen, hoặc đột nhiên đen hơn bình thường, bạn nên đi khám sức khỏe đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư
3. Tóc gàu là tên gọi chung cho chứng viêm da, khi da đầu trong điều kiện bị viêm thì chỗ da đó bị đỏ và tạo ra những “bông tuyết” ở vùng da có nhiều tuyến nhờn. Trong một số trường hợp khác, như bệnh vẩy nến hay bệnh chàm, cũng có thể cũng gây ra hiện tương gàu, kèm theo đó là da đầu ửng đỏ và ngứa.
4. Tóc rụng bất thường: Là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang thiếu kẽm.Tóc của thanh niên mà khô cứng, thưa thớt, màu vàng khè thì phần lớn do thận có khuyết tật, khí huyết hư suy. Nam giới rụng tóc quá nhiều còn nữ giới tóc rụng toàn bộ hoặc lác đác có thể bị bệnh thận. Khi thấy tóc rụng trên đỉnh đầu nên nghĩ đến khả năng bị viêm kết tràng, viêm túi mật.
5. Tóc rụng kèm theo hiện tượng lông toàn thân thưa thớt thì có thể là biểu hiện của bệnh nội tiết.
6. Nam giới sau giai đoạn dậy thì, nếu thấy tóc cứ lùi về phía sau, luôn bóng nhẫy và nhiều gầu, da đầu bị ngứa thì nên đề phòng bị hói đầu do thừa mỡ.
7. Tóc gãy rụng, da đầu có vết chấm vằn to bằng hạt đậu, không đau ngứa thì nên cẩn thận với bệnh rụng tóc do vết chàm vằn.
Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân gây rụng tóc thuộc về sinh lý (như ở phụ nữ chửa đẻ) hoặc bệnh lý (như thương hàn, viêm phổi, thiếu máu, ung thư...), và cả nhân tố di truyền. Nhìn tóc đoán bệnh chủ yếu thích hợp với thanh thiếu niên và trung niên.
Đối với người già, do tuyến mỡ ở da suy thoái, sự phân tiết mỡ ở da giảm đi, không đủ làm mượt tóc, khiến tóc khô, cứng... Đó là hiện tượng lão suy tự nhiên, không phải là tình trạng bệnh lý.