Gia đình anh Norio Kimura đã mất đi cả 3 thế hệ gồm có cha, vợ và con gái. Sau khi thi thể của vợ và cha anh được tìm thấy, chỉ còn cô con gái 7 tuổi có tên Yuna vẫn mất tích.
Vì quá thương con, nên suốt bao năm qua, anh Kimura dũng cảm xông pha vào cả những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi phóng xạ năm ấy.
Anh Kimura cho biết: "Tôi đã một mình tìm kiếm trong nhiều năm, nhưng khoảng 2 năm nay, có một số tình nguyện viên cũng đi tới những khu vực này và giúp đỡ tôi. Chúng tôi chỉ được phép vào các khu vực này không quá 30 lần trong 1 năm, và mỗi lần không quá 5 tiếng đồng hồ để giảm thiểu các tác hại của phóng xạ lên cơ thể."
Anh Kiruma vẫn luôn nhớ thương con gái bé nhỏ suốt 5 năm qua. Ảnh: Reuters
Gần đây, anh Kimura mới tìm được vết tích đầu tiên của con gái Yuna là chiếc áo đồng phục của cô bé, tuy vậy, anh không giấu nổi niềm xúc động và nghẹn ngào: "Đây là niềm hạnh phúc nhỏ của tôi sau bao nhiêu năm trời tìm kiếm. Nó chứng tỏ rằng Yuna đã ở đây."
Được Chính phủ cho phép đi vào khu vực phong tỏa mỗi năm 30 lần và mỗi lần không quá 5 giờ, cùng với anh Kimura, những nạn nhân còn sống sót khác vẫn chưa bao giờ từ bỏ nỗ lực tìm kiếm người thân mất tích sau thảm họa Fukushima năm nào.
Nỗ lực tìm xác con gái dù cho hy vọng vô cùng mong manh. Ảnh: Reuters
Năm năm trước, một trận sóng thần khủng khiếp đã ập vào nhà máy điện hạt nhân Fukishima Daiichi của Nhật Bản gây ra thảm họa hạt nhân và buộc 160.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Thảm họa hạt nhân Fukushima, được đánh giá là tồi tệ thứ hai trong lịch sử chỉ sau thảm họa năm 1986 ở Chernobyl, đã dẫn đến việc đóng cửa toàn bộ 44 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động của Nhật Bản từng cung cấp 1/3 nguồn điện toàn quốc.
Chính phủ thông báo số người chết trong thảm họa trên báo mỗi ngày. Ở một số tỉnh, số người chết là khoảng 300-400 người, nhưng ở Fukushima, con số này là hơn 8.000. Đó là một con số biết nói. Không dễ gì cho những người dân bị mất nhà cửa và người thân trong trận sóng thần.