Sở dĩ gọi là cây lá đắng vì loại thảo dược này có vị đắng đặc trưng, thường được dùng trong cả ẩm thực và y học cổ truyền. Cây lá đắng hay còn gọi là cây mật gấu, lá lằng, hoàng liên ô rô, mã hổ…
Cây lá đắng mọc thẳng đứng, chỉ cao khoảng 2 - 3m. Đây là một loại cây dạng bụi, sống lâu năm. Chúng ta có thể bắt gặp cây lá đắng nhiều nhất ở các tỉnh miền trung, đặc biệt là Thanh Hóa, Nghệ An…
Trong dân gian, những người xưa đã biết dùng cây lá đắng để làm thức ăn, thức uống để giúp điều trị nhiều loại bệnh về đường tiêu hóa.
Hiện tại, sau khi được các nhà khoa học nghiên cứu và tìm ra những thành phần có trong cây lá đắng để từ đó phát huy được tối đa công dụng của loại thảo dược thiên nhiên này:
Canh lá đắng là một món ăn ngon, bổ dưỡng và có tác dụng giải rượu hiệu quả được nhiều bà con vùng núi áp dụng. Để cho hương vị canh lá đắng không bị tẻ nhạt, ngày nay nhiều người đã thêm vào canh những nguyên liệu như lòng lợn, lòng bò, cá đồng, vịt… để món canh trở nên hấp dẫn và dễ thưởng thức hơn. Cách nấu canh lá đắng cũng rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà.
Nguyên liệu: lá đắng, nguyên liệu đi kèm (lòng lợn, lòng bò, cá đồng, vịt…), mắm tôm, ớt, sả…
Cách thực hiện:
Với cách thực hiện này, bạn sẽ cảm nhận được hương vị nồng nàn từ sả, ớt và mắm tôm kết hợp với vị đắng đặc trưng của cây lá đắng chắc chắn rằng những ai đã thích món ăn này thì sẽ không thể kìm lòng được. Tuy nhiên, canh lá đắng có hương vị khá lạ, đắng ngắt và không phải ai cũng có thể “mê” được món ăn này. Những người không ăn được đồ ăn đắng chắc rằng sẽ khó cảm nhận và thưởng thức được loại canh đặc biệt này.
Ngoài ra, còn một cách khác để có thể giải rượu bằng cây lá đắng đó là bạn có thể ăn sống chúng. Người bản xứ thường ăn sống cây lá đắng với cả thịt luộc chấm với mắm tôm. Đây được coi là đặc sản của bà con vùng núi, đặc biệt rất thơm ngon và có tác dụng giải rượu khá tốt.
Bạn hoàn toàn có thể sắc cây lá đắng để lấy nước uống, thay thế cho nước uống hàng ngày với tác dụng giải rượu, thanh nhiệt cơ thể. Các thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Chỉ cần sắc lá đắng với nước theo tỉ lệ 20g/1 lít nước. Sau khoảng 15 phút, khi nước đã sôi, lấy ra để nguội và có thể sử dụng được ngay.
Cây lá đăng muốn ngâm rượu cần phải được rửa sạch, chẻ đôi sau đó đem đi phơi khô. Lá đắng khô sẽ được đem đi ngâm với rượu trong khoảng 15 ngày là có thể sử dụng được.
Cây lá đắng được áp dụng vào đời sống hằng ngày nhưng ít ai biết được rằng loại cây này có an toàn hay có nguy hiểm gì đến sức khỏe không.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sau sử dụng cây lá đắng, người bệnh có chỉ số huyết áp ổn định, hệ tiêu hóa ổn định, lượng đường huyết trong cơ thể cũng ổn định. Ngoài ra, khi đượ sử dụng cây lá đắng, bệnh nhân ăn cảm giác ngon miệng và muốn ăn nhiều hơn.
Cho tới hiện tại, vẫn chưa thấy bất kỳ phản ứng tác dụng phụ nào khi người bệnh sử dụng đúng liều lượng cây lá đắng cho phép. Tuy nhiên, nhiều người quá lạm dụng dẫn tới việc huyết áp bị giảm, bị táo bón. Không những thế, cảm giác ngòn ngọt ở trong miệng kéo dài khiến nhiều người khá khó chịu và hơi buồn nôn nhẹ.
Để có thể áp dụng cây lá đắng giải rượu hoặc chữa bệnh, người sử dụng cần phải nắm được một số lưu ý sau:
Sử dụng cây lá đắng để giải rượu không xấu, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời và không có tác dụng cho người bị say nặng nề. Không những thế, nếu sử dụng quá liều còn khiến cơ thể gặp một số phản ứng không tốt. Vì vậy, cần tìm một giải pháp vừa giảm được các triệu chứng khi say xỉn mà còn vừa giúp giải độc rượu, hạ men gạn, tăng cường chức năng gan, bảo vệ sức khỏe trước tác động kinh khủng của bia rượu. Giải rượu Ngự Y Mật Phương đem lại hiệu quả vượt trội cả về tác dụng giải rượu và giải độc rượu. Đây là phương pháp được dùng cho các vua chúa thời xưa, nay được áp dụng vào sản xuất quy mô công nghiệp để đến gần hơn với người tiêu dùng Việt. Chúc bạn tìm được một giải pháp giải rượu phù hợp với bản thân.