Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:18
RSS

Cảnh báo nguy hiểm khi bị choáng váng mất thăng bằng

Thứ tư, 11/01/2023, 17:17 (GMT+7)

Choáng váng mất thăng bằng là dấu hiệu quan trọng của các bệnh lý não và thần kinh nhưng lại thường bị bỏ qua do triệu chứng chỉ đột ngột, thoáng qua. Nhận biết dấu hiệu bệnh cần điều trị ngay.

choáng váng mất thăng bằng

Choáng váng, mất thăng bằng là biểu hiện bệnh lý nguy hiểm

Nguyên nhân gây choáng váng mất thăng bằng

Choáng váng mất thăng bằng là trạng thái mà người bệnh cảm thấy quay cuồng, không đứng vững, bước đi loạng choạng. Tình trạng này thường xảy ra đột ngột có thể kèm theo một số dấu hiệu khác như ù tai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

Có nhiều nguyên nhân gây nên cơn choáng váng, đi đứng mất thăng bằng. Trong đó nhóm nguyên nhân liên quan đến não, thần kinh, hệ thống tiền đình là chủ yếu nhất.

Do bệnh lý não và thần kinh

Một số bệnh lý não và thần kinh như u não, đau nửa đầu, thoái hóa đốt sống cổ, đa xơ cứng, Parkinson… có thể gây ra tình trạng đi đứng mất thăng bằng. Một số triệu chứng kèm theo phải kể đến như chóng mặt, ù tai, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng.

Do bệnh Meniere

Bệnh Meniere hay rối loạn thính lực là bệnh xảy ra ở tai trong do tăng bất thường dịch và ion nội mô. Bệnh gây mất thính giác, nghe kém, ù tai kèm tình trạng đi đứng không vững, dễ loạng choạng, ngã.

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc tân dược như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần điều trị động kinh, tâm thần phân liệt, thuốc điều trị huyết áp và một số loại kháng sinh có thể gây tác dụng phụ là chóng mặt và mất thăng bằng. Nếu ngưng thuốc các triệu chứng này sẽ hết.

Do bệnh lý tiền đình

Tiền đình gồm tiền đình xương và hệ thống các ống bán khuyên và là cơ quan thuộc hệ thần kinh ở phía sau ốc tai. Tiền đình có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế, khả năng thăng bằng, phối hợp cử động đầu, mắt và thân mình. Trong vai trò giữ thăng bằng, tiền đình có chức năng nhận biết và thông báo cho não về vị trí của đầu, nhờ đó cơ thể được điều chỉnh và giữ thăng bằng.

Khi tiền đình bị tổn thương, khả năng thăng bằng sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể:

  • Viêm ốc tai dẫn đến tổn thương tiền đình ốc tai gây chóng mặt. Viêm ốc tai thường chỉ xảy ra khi có vật thể lạ rơi vào tai. Khi vật thể được lấy ra, một vài ngày sau tình trạng viêm biến mất, cơ thể có thể ổn định trở lại.
  • Rối loạn tiền đình gây tình trạng choáng váng đột ngột, mất thăng bằng kèm theo các rối loạn về thính lực. Rối loạn tiền đình có thể xảy ra do viêm dây thần kinh tiền đình, do dây thần kinh số 8 bị thoái hóa hoặc chèn ép.
  • Một nguyên nhân khác và phổ biến hơn cả là thiếu máu não do rối loạn tuần hoàn cũng gây rối loạn tiền đình và gây mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. 90% trường hợp choáng váng, mất thăng bằng xảy ra khi có cơn thiểu năng tuần hoàn máu não. Khi thiếu máu não, hệ thống tiền đình không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất để hoạt đông bình thường.

Choáng váng, mất thăng bằng

Tiền đình là cơ quan quan trọng duy trì trạng thái thăng bằng cả cơ thể

Bị choáng váng mất thăng bằng cần làm gì?

Hiện tượng choáng váng, mất thường bằng thường diễn ra thời gian rất ngắn và có tính chất đột ngột. Triệu chứng có thể gặp ngay khi bạn đang làm việc, đang di chuyển, tham gia giao thông… nên rất dễ gây nguy hiểm với những hậu quả nặng nề.

Để đảm bảo an toàn, nếu bạn bị choáng váng, mất thăng bằng hoặc gặp ai đó bị tình trạng trên, hãy làm theo hướng dẫn sau:

  • Dừng ngay các công vệc đang làm, đặc biệt khi đang tham gia giao thông vận hành máy móc, thi công xây dựng hoặc làm việc ở nơi có độ cao.
  • Ngồi yên tại chỗ hoặc nằm nghỉ nếu có điều kiện. Lựa chọn những nơi nghỉ ngơi thoáng mát, tránh ánh nắng gắt. Nếu ở tư thế nằm, chú ý kê gối ở chân để chân cao hơn đầu một chút. Điều này giúp lưu thông máu lên não tốt hơn.
  • Hít thở sâu, chậm rãi, tập trung để điều hòa hơi thở cho khí huyết được lưu thông ổn định.
  • Nếu triệu chứng đã ổn và bạn cảm thấy có thể ngồi dậy, hãy thay đổi tư thế một cách từ từ tránh tình trạng đột ngột có thể khiến bạn choáng váng lần nữa.
  • Uống một cốc nước ấm, tốt nhất là uống trà gừng sẽ giúp tăng lưu thông máu lên não.

Choáng váng, mất thăng bằng

Nghỉ ngơi ở trạng thái nằm và kê cao chân so với đầu

Biện pháp điều trị và phòng ngừa choáng váng, chóng mặt, mất thăng bằng

Triệu chứng choáng váng, chóng mặt, mất thăng bằng thường không chỉ diễn ra đột ngột mà còn có xu hướng lặp đi lặp lại, tần suất ngày càng dày đặc. Chính vì vậy việc điều trị nguyên nhân và phòng ngừa bệnh tái phát cần được thực hiện ngay.

Nguyên tắc chung trong điều trị và phòng ngừa choáng váng mất thăng bằng là tập trung vào căn nguyên gây bệnh. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do thiểu năng tuần hoàn máu não gây rối loạn tiền đình nếu được ưu tiên xử lý sớm còn giúp phòng ngừa bệnh tái phát.

Tùy vào tình trạng bệnh nặng nhẹ và cơ địa mỗi người mà có thể kết hợp Đông và Tây y khi điều trị.

1, Điều trị và phòng ngừa bằng thuốc Tây y

Bác sỹ thường kê một số thuốc có ưu điểm tác dụng nhanh, giúp bệnh nhân sớm vượt qua cảm giác khó chịu như:

  • Các thuốc an thần (phenobarbital, diazepam…): Giảm lo âu, bồn chồn và tình trạng choáng váng, chóng mặt. 
  • Thuốc Corticoid: Chống viêm dây thần kinh, viêm ốc tai mau chóng ổn định tiền đình giảm cảm giác choáng váng, mất thăng bằng.
  • Thuốc tăng cường tuần hoàn máu não: Các thuốc được sử dụng khi đã qua giai đoạn cấp, được sử dụng để duy trì sự ổn định của hệ tuần hoàn, giảm nguy cơ tái phát nếu nguyên nhân liên quan đến thiếu máu não. Ginkgo biloba, Piracetam, betahistin… là những thuốc phổ biến trong nhóm này.

Cần lưu ý, các thuốc tân dược chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng bệnh để cấp cứu mà không hoặc ít tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, choáng váng, mất thăng bằng rất dễ tái phát.

Hơn nữa, cấc thuốc tân dược dễ bị “nhờn” cần tăng liều. Cũng vì vậy mà tác dụng phụ xuất hiện nhiều hơn gây lợi bất cấp hại, ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan khác như gan, dạ dày, thận và cả hệ thần kinh.

Choáng váng, mất thăng bằng
Dùng nhiều thuốc tân dược có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

2. Điều trị và phòng ngừa bằng thuốc Đông y

Để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả, cần quá trình điều trị lâu dài tác động vào căn nguyên của bệnh. Các phương pháp Đông y hiện đang là lựa chọn được đa số chuyên gia và bệnh nhân ưa chuộng vì vừa giải quyết được nguyên nhân, vừa khắc phục hạn chế của thuốc Tây y.

Các bài thuốc Đông y tập trung vào việc cải thiện sự lưu thông khí huyết để ngăn ngừa tình trạng thiểu năng tuần hoàn máu não. Các dược liệu Đông y có tác dụng bổ huyết cũng được sử dụng nhằm cung cấp dưỡng chất cho não bộ và thần kinh, duy trì hoạt động dẫn truyền và kiểm soát sự thăng bằng của cơ thể. 

Bài thuốc Đông y để điều trị nguyên nhân gây bệnh và phòng ngừa tái phát cần hài hòa giữa các dược liệu bổ huyết và hoạt huyết.

Đông y có bài thuốc bổ huyết hoạt huyết nhằm tăng cường lưu thông máu hiệu quả thực sự. Bài thuốc này đã được sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO tạo nên sản phẩm Thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén đã được nghiên cứu lâm sàng, chứng minh hiệu quả qua các bằng chứng khoa học.

Thuốc Hoạt Huyết Đông y trị các chứng huyết hư, ứ trệ, phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não với các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh…

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị choáng váng mất thăng bằng do thiểu năng tuần hoàn não có thể tham khảo sử dụng để điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hoạt Huyết Nhất Nhất

Tăng cường lưu thông máu

Choáng váng, mất thăng bằngThuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng:

Nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả của thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất với hoạt chất Ginkgo Biloba Egb761 đã được Bộ Y tế nghiệm thu. Kết quả:

- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất hiệu quả tương đương Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, suy giảm trí nhớ.

- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất Hiệu quả vượt trội Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, tê bì chân tay.

Sản xuất bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất 

 

DS Bích Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại