Thứ bảy, 18/01/2025 | 15:55
RSS

Cách thông mũi khi bị nghẹt áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ

Thứ năm, 18/08/2022, 16:01 (GMT+7)

Nghẹt mũi là hiện tượng khó thở do niêm mạc mũi bị sưng lên và tăng tiết dịch trong mũi. Tìm hiểu ngay các cách thông mũi khi bị nghẹt để xử lý nhanh chóng.

Cách thông mũi khi bị nghẹt mũi

Cách thông mũi khi bị nghẹt mũi hiệu quả

Những nguyên nhân gây nghẹt mũi

Nghẹt mũi là triệu chứng rất phổ biến mà hầu như ai cũng từng mắc phải. Triệu chứng này có thể là biểu hiện sinh lý xảy ra một cách tức thời rồi tự biến mất nhanh chóng hoặc là triệu chứng bệnh lý khi chớm mắc các bệnh viêm đường hô hấp.

Những nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi bao gồm:

  • Nghẹt mũi do lạnh: Khi bị lạnh, một số phản ứng sinh lý của cơ thể được kích hoạt gây tăng tiết dịch mũi và nghẹt mũi tức thời. Triệu chứng này tự hết khi cơ thể được giữ ấm lại. Nhưng nếu nhiễm lạnh lâu, niêm mạc mũi họng có thể bị viêm và xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh khác.
  • Viêm đường hô hấp do nhiễm virus: Nhiễm virus gây nghẹt mũi, sổ mũi. Nước mũi ban đầu thường trong suốt, sau đó có thể đặc và chuyển màu vàng, xanh.
  • Viêm đường hô hấp do vi khuẩn: Dịch mũi đặc, có màu, có thể có mùi tanh.
  • Viêm mũi dị ứng: Những tác nhân dị ứng thường gồm phấn hoa, lông thú, khói bụi trong không khí. Dịch mũi thường trong suốt.

Các cách thông mũi khi bị nghẹt nên áp dụng ngay

1. Rửa mũi

Khi dịch nhầy bị tích tụ nhiều gây nghẹt mũi, bạn có thể vệ sinh rửa mũi bằng các bộ dụng cụ rửa chuyên dụng để loại bỏ dịch nhầy, làm thông thoáng đường thở.

Mặc dù biện pháp này rất hiệu quả nhưng cần dụng cụ kèm theo. Có thể thực hiện rửa mũi 1-2 lần một ngày. Khi rửa mũi, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của dụng cụ để tiến hành thao tác chính xác, tránh để bị sặc hoặc dịch nhầy di chuyển vào sâu hơn.

cách thông mũi khi bị nghẹt

Rửa mũi giúp loại bỏ dịch nhầy làm thông mũi

2. Đắp khăn ấm lên mũi

Đây cũng là cách thông mũi khi bị nghẹt khá hiệu quả. Cần dùng khăn mặt mềm nhúng vào nước ấm, vắt khô và đắp lên sống mũi, khi khăn lạnh có thể nhúng lại nước để làm ấm.

Hơi ấm sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, giảm khó chịu do nghẹt mũi. Dịch nhầy loãng ra sẽ giúp xì mũi (hỉ mũi) ra ngoài dễ dàng hơn.

Lưu ý: Không nên để nhiệt độ quá cao gây bỏng, có thể kết hợp nhỏ vài giọt tinh dầu tràm hoặc tinh dầu khuynh diệp vào nước để thông mũi tốt hơn.

3. Xông hơi

Xông hơi giúp làm loãng dịch mũi để loại bỏ dễ dàng. Bạn có thể sử dụng một chiếc bát có miệng rộng, đổ nước sôi vào sau đó cúi đầu gần bát để hít thở hơi nước hoặc sử dụng các loại máy xông hơi chuyên dụng bán sẵn trên thị trường.

Để tăng hiệu quả, có thể nhỏ thêm tinh dầu vào bát nước hoặc máy xông. Một số loại tinh dầu giúp hỗ trợ giảm nghẹt mũi hiệu quả là tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm, sả chanh…

4. Mát xa xoang mũi

Mỗi khi khó chịu do nghẹt mũi, bạn có thể thực hiện động tác day hoặc xoa tròn vùng mũi khoảng 1 phút để giảm nghẹt mũi tức thời. Có thể kết hợp mát xa sau khi thực hiện xịt, nhỏ mũi để có hiệu quả tốt nhất.

cách thông mũi khi bị nghẹt

Mát xa kèm nhỏ hoặc xịt mũi giúp thông mũi hiệu quả

5. Uống đủ nước

Uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy và hạn chế nghẹt mũi. Thức uống ấm như trà, đặc biệt là các loại trà hoa cúc, trà gừng, bạc hà khi uống không những làm ấm cơ thể mà còn có hơi nước từ cốc bay lên, hít ngửi sẽ tương tự như xông hơi, giúp giảm nghẹt mũi, tạo cảm giác dễ chịu hơn.

6. Kê cao gối khi ngủ

Điều này sẽ làm giảm sự tích tụ chấy nhầy trong xoang mũi, do vậy sẽ giúp đỡ nghẹt mũi và dễ thở hơn.

7. Sử dụng thuốc xịt mũi co mạch

Các thuốc xịt mũi chứa các hoạt chất chống tiết dịch như naphazoline hay oxymetazoline có thể giảm nghẹt mũi.

Tuy nhiên, các loại thuốc xịt mũi không nên tự ý sử dụng và không nên dùng kéo dài, bởi có thể gây tác dụng ngược, tức là khiến tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi nặng hơn.

8. Dùng dung dịch xịt mũi nước muối dạng phun sương

Đây là giải pháp an toàn, hiệu quả, có thể áp dụng để thông mũi cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Bạn chỉ cần đưa chai dung dịch về đầu lỗ mũi và xịt nhẹ. Thao tác dễ dàng, đơn giản, không gây sặc hay đẩy dịch mũi vào sâu hơn.

So với dạng nhỏ mũi, xịt mũi giúp làm tăng diện tích tiếp xúc với niêm mạc qua đó cũng làm tăng hiệu quả sát khuẩn. Xịt mũi còn giúp cấp ẩm cho mũi làm giảm cảm giác khó chịu, làm loãng dịch để dễ dàng đào thải ra ngoài.

Trên thị trường có rất nhiều dạng xịt mũi dạng phun sương, bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chứa vi khoáng giúp hỗ trợ kháng khuẩn tốt hơn. Tiêu biểu trong số đó là Dung dịch vệ sinh mũi Zenko.

cách thông mũi khi bị nghẹt

Xịt mũi tiện dụng, an toàn và hiệu quả hơn so với rửa mũi, nhỏ mũi

Lưu ý đặc biệt khi muốn thông mũi cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có niêm mạc mũi mỏng manh dễ bị tổn thương nên không phải biện pháp nào cũng có thể áp dụng. Thông rửa mũi nếu không đúng kỹ thuật có thể khiến trẻ sợ hãi và sang chấn tâm lý, trong nhiều trường hợp đẩy dịch mũi vào sâu hơn dẫn đến nhiễm trùng tai mũi họng.

Do vậy cha mẹ nên hạn chế áp dụng biện pháp xịt rửa mạnh, nếu trong trường hợp cần thiết, phải lưu ý làm đúng thao tác và sử dụng các dụng cụ chuyên dụng.

Các biện pháp có thể cân nhắc để thông mũi cho trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Đắp khăn hoặc gạc ấm, chú ý nhiệt độ chỉ hơi ấm, không được để nóng
  • Day nhẹ, mát xa mũi cho trẻ
  • Sử dụng sản phẩm xịt mũi dạng phun sương dành riêng cho trẻ em 

DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO

 

cách thông mũi khi bị nghẹtĐối tượng sử dụng:

• Người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, thay đổi thời tiết không khí khô lạnh, để ngăn ngừa viêm mũi xoang, nghẹt mũi, sổ mũi, khô rát mũi, họng.

• Người bị nghẹt mũi, sổ mũi, khô rát mũi, họng do viêm mũi xoang cấp, mạn tính, viêm đường hô hấp trên, cảm cúm để giảm các triệu chứng trên.

• Có thể dùng lâu dài, an toàn. Dùng được cho phụ nữ có thai, cho con bú.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

DS Thanh Loan
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại