Da sạm khi mang thai thực chất khá phổ biến và là một hiện tượng khá bình thường. Đặc biệt, sự thay đổi của sắc tố da này còn được gọi với một cái tên là "mặt nạ thai kỳ". Khi ấy, trên khuôn mặt của mẹ bầu sẽ xuất hiện những đốm mờ hoặc đậm tại các khu vực như gò má, môi hay mũi…
Đặc biệt, nám da còn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác trên cơ thể như núm vú, nách đùi… Hoặc cơ quan sinh dục của mẹ bầu cũng sẽ có sự chuyển đổi sắc tố da, trở nên tối màu hơn.
Sự biến đổi của nồng độ nội tiết tố trong cơ thể chính là “thủ phạm” gây sạm da cho các mẹ bầu khi mang thai. Khác với thời điểm sau sinh hàm lượng lớn nội tiết tố sụt giảm một cách nhanh chóng thì trong quá trình mang thai, để đảm bảo sự phát triển của thai nhi thì các hormone sinh dục như estrogen và progestogen sẽ được tăng cường sản xuất trong giai đoạn thai kỳ.
Song, sự gia tăng của chúng sẽ gây kích thích sắc tố Melanin - một tác nhân gây sạm da và tàn nhan. Sau đó, khi thai kỳ kết thúc, thời điểm nồng độ các hormone sinh dục nữ trở lại trạng thái cân bằng thì tình trạng sạm da sẽ có thể thuyên giảm.
Ngoài ra, khi mang thai thì cơ thể cũng tăng cường sản sinh hormone androgen. Điều này sẽ làm tuyến bã nhờn bị kích thích và tiết ra nhiều chất nhờn hơn, gây bít tắc cho lỗ chân lông. Chính vì thế mà nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng nổi mụn, da sạm khi mang thai.
Mặt khác, những tác nhân bên ngoài như môi trường sống, hoặc yếu tố di truyền… cũng có thể khiến cho mẹ bầu dễ bị sạm da.
Sự thay đổi hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể chính là “thủ phạm” gây da sạm khi mang thai
III. Các vị trí da bị sạm khi mang thai
Mẹ bầu thường gặp phải tình trạng sạm da tại các vị trí rất dễ nhận biết như trên khuôn mặt, cụ thể là tại mũi, xương má, trán… Ngoài ra, các vùng da như cổ, gáy hay bụng cũng rất dễ bị sạm màu do kết cấu da tại những nơi này thường khá lỏng lẻo.
Đặc biệt, sự biến đổi của sắc tố melanin bên trong cơ thể còn làm hình thành những đường sọc nâu chạy dọc quanh bụng.
Thông thường, các vết sạm da sẽ bắt đầu mờ dần trong thời gian 1 năm tính từ thời điểm bạn sinh con. Tình trạng này có thể thuyên giảm hoặc biến mất hoàn toàn, tùy theo cơ địa và cách chăm sóc da của từng người.
Trong nhiều trường hợp, các vết sạm da sau sinh không biến mất hoàn toàn khiến cho nhiều chị em rất khó chịu và phiền lòng. Lúc này, họ thường tìm đến những giải pháp như bổ sung estrogen, sử dụng các sản phẩm dưỡng da… để khôi phục lại sắc tố da.
Mặc dù các vết sạm da có thể biến mất sau sinh, thế nhưng không phải trường hợp nào sắc tố da cũng khôi phục hoàn toàn. Đó là lý do bạn nên phòng ngừa da sạm đen, bằng cách:
Sử dụng kem chống nắng chống tia UVA và UVB có thành phần an toàn cho mẹ bầu
Ngoài việc phòng ngừa tình trạng mang thai da bị sạm đen, mẹ bầu cũng có thể chăm sóc cải thiện làn da đang bị sạm màu bằng những liệu pháp thiên nhiên sau, giúp da khỏe hơn và phục hồi tốt hơn sau sinh:
Những loại mặt nạ thiên nhiên được làm từ nguyên liệu dễ kiếm trong tự nhiên sẽ giúp giảm tình trạng mẹ bầu da sạm đen vừa an toàn lại hiệu quả:
Trong cà chua có chứa rất nhiều vitamin và những nguyên tố vi lượng tốt cho làn da như sắt, canxi… Mặt khác, sữa chua có chứa thành phần axit alpha hydroxyl với công năng nổi bật là tẩy tế bào chết, giúp da sáng hơn.
Do đó, bạn có thể kết hợp 2 thành phần này với nhau theo công thức: Dùng 1 quả cà chua, sơ chế và xay nhuyễn. Sau đó trộn cà chua vừa xay với khoảng 2 thìa sữa chua. Khi thu được hỗn hợp hơi sệt, bạn chỉ cần thoa lên mặt, nằm nghỉ khoảng 20 phút thì đi rửa lại mặt bằng nước ấm.
Thành phần chính của tinh bột nghệ là curcumin - một chất chống oxy hóa có khả năng đẩy lùi được những sắc tố melanin trên da. Trong khi đó mật ong lại chứa hàm lượng vitamin dồi dào.
Khi 2 nhân tố này kết hợp với nhau sẽ đem đến tác dụng kép là làm mờ thâm sạm, tàn nhang và giúp da ẩm mịn hơn. Cách làm mặt nạ từ tinh bột nghệ và mật ong rất đơn giản, bạn chỉ cần trộn chúng theo tỷ lệ 2:1 (ví dụ như 2 thìa tinh bột nghệ sẽ cần 1 thìa mật ong). Sau đó đắp hỗn hợp này lên mặt làm mặt nạ dưỡng da.
Mặt nạ nguyên liệu từ thiên nhiên đẩy lùi sạm nám da khi mang bầu
Nếu tình trạng da sạm khi mang thai tồn tại ở nhiều vùng da trên cơ thể, bạn có thể áp dụng các cách sau cải thiện tình hình:
Nha đam là nguyên liệu chăm sóc da tuyệt vời. Nó có chứa những thành phần có khả năng tăng cường sản sinh collagen và giảm các triệu chứng do thay đổi nội tiết trong thai kỳ.
Ngoài ra, nha đam chính là “suối nguồn” cấp ẩm hoàn hảo cho da, giúp bổ sung những vitamin, khoáng chất cho da phục hồi tốt hơn. Song song với đó, nó có thể chống lại những ảnh hưởng từ các tia độc hại trong ánh nắng mặt trời.
Đó chính là lý do nha đam được biết đến như “chiến thần” nâng tông, làm mờ sạm da cực hiệu quả dành cho bà bầu. Bạn có thể sử dụng nha đam kết hợp với nước cốt chanh hoặc mật ong để làm mặt nạ dưỡng da trong thời gian mang bầu, bằng cách:
Nước chanh có thể tẩy trắng cho làn da khá tốt. Vậy nên mẹ bầu có thể dùng nguyên liệu này để làm mờ những vết thâm bằng cách:
Nước chanh giúp giảm thâm sạm da khi mang thai
Bạn có thể dùng khoai tây giảm tình trạng da bị đen sạm khi mang bầu. Vì trong thực phẩm này có chứa nồng độ axit azelaic cao. Đây là một thành phần có thể làm mờ đốm nâu xuất hiện ở trên da.
Để sử dụng khoai tây khắc phục tình trạng da xỉn màu, bạn hãy đem chúng ép lấy nước và đem đắp lên những khu vực da bị thâm.
Hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng ức chế được hoạt động của những tế bào hắc tố, giúp vết thâm sạm mờ đi. Vậy nên mẹ bầu có thể trộn nghệ cùng với nước cốt chanh để làm mặt nạ chăm sóc da, khắc phục da sạm trong quá trình mang thai.
Hãy tận dụng vỏ cam để chăm sóc da thay vì bỏ đi bạn nhé! Chị em có thể trộn vỏ cam cùng với các nguyên liệu như mật ong hay sữa, xay chúng lên thành một hỗn hợp sệt. Sau đó bạn chỉ cần đắp lên những vùng da bị sạm thâm để phục hồi da tốt hơn.
Vỏ cam kết hợp sữa hoặc mật ong giúp cải thiện tình trạng sạm da hiệu quả
Mặc dù tình trạng sạm da khi mang thai là điều khó có thể tránh khỏi, nhưng bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách khắc phục da sạm ở trên để giảm thiểu các triệu chứng. Hy vọng các giải pháp này sẽ giúp bạn có được một thai kỳ trọn vẹn và một làn da khỏe khoắn.