Thứ sáu, 19/04/2024 | 13:27
RSS

Cách giữ ấm để trẻ không bị ốm trong ngày trờ trở rét

Chủ nhật, 26/02/2017, 10:05 (GMT+7)

Khi trời rét đậm, cha mẹ nên quan tâm đúng mức trong việc chăm sóc bé để con ốm yếu vào mùa rét.

Giữ ấm cho trẻ

Trong những ngày đầu đời ở bé sơ sinh, bé chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt nên thường dễ bị nóng quá hay lạnh quá. Ở những ngày rét đậm, bé cần phải mặc thêm áo dài, áo liền quần, áo ấm hay áo len bên ngoài áo lót, mang tất, đội nón len cho bé.

Đối với áo liền quần, đây là áo liền quần thích hợp cho các bé sơ sinh, dễ mặc, dễ cởi; giúp bé ấm áp vì che kín toàn thân, kể cả bàn chân do đó bạn không cần phải mang tất cho bé. Nếu không giữ ấm cho trẻ khi ngủ, thì trẻ có thể bị bệnh đường hô hấp do nhiễm lạnh.

Tránh đưa bé ra gió nhiều hay ngoài trời đang rét đậm, không nên giữ ấm quá mức cần thiết, sẽ gây trẻ bị nóng và rịn mồ hôi. Nếu có ra mồ hôi, nên lau khô, và điều chỉnh lại việc mặc áo cho trẻ, lý do mồ hôi sẽ bị ngấm ngược lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và có thể gây viêm phổi.

Đối với trẻ lớn hơn, ngoài việc mặc áo ấm, cần lưu ý khi trẻ hoạt động nhiều, có ra mồ hôi nhiều thì phải dặn dò bé lau khô người trước khi tắm nước ấm.

Tắm phải đúng cách

Tắm trong phòng kín gió, bật máy sưởi lên cho ấm phòng trước khi cho bé tắm. Hoặc mở vòi nước nóng để hơi nóng lan tỏa khắp phòng rồi hãy tắm cho bé. Cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để phòng nhiễm lạnh. Đối với trẻ đang ốm, cũng nên áp dụng cách này khi trời rét, vì không tắm cũng góp phần làm bệnh trở nặng hơn

Trẻ đi học nhớ mang khẩu trang

Trẻ đi học, phải ra đường trong trời rét, rất dễ cảm lạnh nếu không bảo vệ vùng mũi họng. Nhớ cho trẻ đeo khẩu trang bảo vệ mũi miệng, khăn cổ khi đi đường, dặn trẻ khi chơi ở sân trường nên tránh gió lùa, hay hoạt động nhiều gây ra mồ hôi.

Ăn uống đủ chất

Việc ăn uống đủ chất rất cần thiết cho trẻ, vì giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông. Ăn uống nên là thức ăn hay nước uống ấm, dễ ăn, dễ tiêu. Khi ăn thức ăn nóng quá, trẻ có thể ra mồ hôi, cần lau khô cho trẻ. Không nên cho trẻ uống nước lạnh hay nước đá, dễ gây viêm họng.

Mẹ hãy giữ ấm cho trẻ để không bị ốm

Dùng túi xông, xông mũi cho trẻ:

Với biện pháp này, các mẹ có thể tới các hiệu thuốc mau gói lá xông được bán sẵn về cho bé sử dụng. Túi lá xông có cấu tạo nhỏ gọn rất dễ sử dụng. Các mẹ chỉ cần cho túi lá xông vào một túi nhỏ đeo trước ngực trẻ, gần với vị trí mũi nhất để bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể được xông mũi bởi các vị thuốc trong túi xông đó.

Nếu khi bé ngủ, các mẹ hãy đặt các túi xông (nhiều nhất là 2 túi) xuống dưới gối, như vậy, ngay cả khi ngủ, trẻ sẽ được xông mũi và việc thở sẽ không còn khó khăn.

3. Kê gối ngủ cho trẻ cao hơn ngày thường và day cánh mũi cho trẻ khi trẻ ngủ

Khi trẻ bị ngạt mũi, nếu các mẹ vẫn với thói quen để trẻ gối của trẻ thấp, trẻ càng gặp khó khăn hơn khi thở. Vì vậy để dễ dàng hơn cho trẻ, các mẹ hãy kê gối ngủ cho trẻ cao hơn bình thường. Khi trẻ ngủ, các mẹ hãy dùng hai mu bàn tay day nơi 2 cánh mũi cho trẻ, như vậy trẻ sẽ dễ thở hơn.

Ngoài ra để các mẹ giúp trẻ ngăn chặn và phòng tránh ngạt mũi trước khi trẻ rơi tình trạng khò khè khó chịu và viêm mũi. Các mẹ hãy thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lí. Tránh để trẻ sụt sịt và giữ nước mũi trong mũi, các mẹ có thể giúp trẻ hút mũi bằng những dụng cụ có bán sẵn tại các cửa hàng thuốc.

 

An Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngày 1 tháng 6 là ngày gì? Những ngày lễ nào diễn ra vào tháng 6? Hãy cùng Đời sống Việt Nam tìm hiểu thông tin về ngày 1/6 qua bài viết sau đây.