Thứ bảy, 20/04/2024 | 10:32
RSS

Cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa được nhiều người áp dụng

Thứ ba, 15/11/2022, 16:34 (GMT+7)

Viêm da cơ địa là nỗi thống khổ của không ít người do da bị viêm ngứa, chảy dịch, đóng vảy rất khó chịu. Tìm hiểu cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa an toàn và hiệu quả.

Viêm da cơ địa

Tìm hiểu cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa

Hiểu rõ về bệnh viêm da cơ địa

Để tìm được cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa, trước tiên cần hiểu rõ về căn bệnh này.

Viêm da cơ địa còn được gọi là eczema thể địa hoặc chàm thể địa, chỉ tình trạng tổn thương da mãn tính, tái phát nhiều lần và liên quan đến yếu tố cơ địa.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ viêm da cơ địa ngày càng tăng cao, không chỉ do yếu tố di truyền mà còn do các nguyên nhân khác như tiếp xúc với hóa chất, hương liệu, môi trường ngày càng ô nhiễm…

Bệnh viêm da cơ địa dễ tái phát dai dẳng, không có biện pháp điều trị dứt điểm, nên việc điều trị nhằm mục tiêu cải thiện tổn thương da, dự phòng biến chứng và ngăn ngừa tái phát bệnh.

viêm da cơ địa
Cần hiểu rõ về viêm da cơ địa để điều trị hiệu quả

Các triệu chứng nhận biết viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa thường xuất hiện từ khi còn nhỏ, độ tuổi 0-6 tuổi chiếm khoảng 90%, 10% trường hợp khởi phát sau 6 tuổi. Khoảng 50% trường hợp viêm da cơ địa sẽ thuyên giảm hoàn toàn sau khi trưởng thành.

Các triệu chứng viêm da cơ địa có thể khác nhau ở từng độ tuổi.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh 0 – 2 tuổi:

  • Vết ban đỏ ở má, quanh miệng, trán, cổ, bẹn, thân mình
  • Bề mặt ban da có nhiều mụn nước nhỏ
  • Khi mụn nước vỡ sẽ chảy dịch và loét da
  • Da đóng vảy, khô
  • Có thể kèm theo tiêu chảy, viêm tai giữa

Viêm da cơ địa ở trẻ em 2 – 12 tuổi:

  • Da khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy
  • Vùng da tì đè nhiều thường khô ráp hơn: mặt sau đầu gối, đầu gối, khuỷu tay, mu bàn tay
  • Xuất hiện mảng da thâm sạm, có ranh giới rõ ràng với vùng da lân cận
  • Có thể kèm theo viêm kết mạc dị ứng, đục thủy tinh thể

Viêm da cơ địa ở người lớn:

  • Có ban đỏ bằng phẳng, không có giới hạn với những vùng da xung quanh
  • Bề mặt da có mụn nước li ti, mụn nước nhỏ, nông
  • Khi mụn nước vỡ sẽ chảy dịch, phù nề da và xuất hiện vảy
  • Tổn thương da gây ngứa, nóng rát và sưng đau
  • Nếu gãi nhiều có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến loét, mủ, sưng nóng và đau nhức
  • Có mảng da thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ và có ranh giới rõ ràng với những vùng da lân cận
  • Thường xuyên hiện ở các vùng da tì đè và các nếp gấp như mu bàn tay, khuỷu tay, mặt trước khuỷu tay, đầu gối…
  • Thường đi kèm với triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, hen suyễn

viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa thường xuất hiện ở vùng đầu gối

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Không chỉ gây ngứa ngáy, rất khó chịu, bệnh viêm da cơ địa còn có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Viêm da cơ địa bội nhiễm: do tình trạng gãi mạnh, móng tay bẩn dẫn đến xước da, lở loét khiến vi khuẩn xâm nhập. Nhiễm trùng gây mủ, khi vết thương lành dễ để lại sẹo xấu, ảnh hưởng đến thẩm Mỹ Tình trạng bội nhiễm còn có nguy cơ gây sốt cao, đau nhức, sưng hạch bạch huyết…
  • Viêm da thần kinh: thói quen gãi mạnh trên vùng da bị ngứa cũng khiến da bị dày sừng, thâm đen và gây ngứa ngáy nhiều hơn.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh cơ địa khác: nếu không kiểm soát bệnh, viêm da cơ địa kéo dài dai dẳng còn kích thích phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Hậu quả là cơ thể dễ mắc một số bệnh khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn…

Các giải pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa

Như đã phân tích ở trên, viêm da cơ địa thường tái phát và có tính chất mãn tính, kéo dài nên việc điều trị chủ yếu nhằm giảm các triệu chứng bệnh, giảm thiểu biến chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Điều trị toàn thân

Người bệnh có thể được chỉ định uống thuốc kháng histamin tổng hợp để giảm ngứa ngáy, thuốc kháng sinh để giảm tổn thương da bội nhiễm.

Trong trường hợp tình trạng ngứa ngáy không giảm, viêm nặng, bác sĩ có thể chỉ định uống thuốc corticoid trong thời gian ngắn. Đây là nhóm thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, chỉ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng.

Ngoài các loại thuốc này, các chuyên gia y tế thường khuyến khích nên bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho da, giảm thâm da như acid folic, omega 3, vitamin C, vitamin E, collagen…

Điều trị tại vùng da bị viêm

  • Dung dịch sát khuẩn: để làm dịu da, sát trùng và giảm viêm, có thể dùng nước muối sinh lý, Yarish, Nitrat bạc 0.25%, Rivanol 1% để vệ sinh da.
  • Thuốc bôi chứa corticoid kết hợp với kháng sinh và axit salicylic: giảm viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa bội nhiễm.
  • Kem thảo dược: giúp tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non, hỗ trợ tái tạo da, giúp ngăn ngừa sẹo. Đây là cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa được nhiều người lựa chọn hiện nay.
  • Quang trị liệu: với các trường hợp dùng thuốc và kem bôi không có kết quả, thường được chỉ định quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng). Chiếu tia UV trực tiếp lên vùng da tổn thương để giảm các triệu chứng. Quang trị liệu có thể làm tăng nguy cơ ung thư và đẩy nhanh tình trạng lão hóa da nên chỉ được thực hiện trong những trường hợp cần thiết.

viêm da cơ địa
Có thể dùng kem thảo dược để giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa

Kem thảo dược – giải pháp giảm ngứa viêm da cơ địa

Có một số loại thảo dược có tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm và giúp làm lành da được các thầy thuốc Đông y sử dụng từ lâu như lá đào, bạch chỉ, lá lấu, hoàng bá, xoan trà, trà xanh, lô hội, lá trầu không… Từ các thảo dược này, các chuyên gia nghiên cứu sản xuất của Dược phẩm Nhất Nhất đã bào chế thành công sản phẩm Kem thảo dược. Tiêu biểu như sản phẩm Kem Nhất Nhất.

Kem Nhất Nhất có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau, làm dịu, làm giảm lở ngứa, viêm da, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non, hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.

Với tình trạng viêm da, nên bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.

KEM NHẤT NHẤT

viêm da cơ địaGiúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành

Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.

Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính)

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại