Thứ sáu, 22/11/2024 | 02:17
RSS

Cách đọc bảng thành phần sữa rửa mặt bạn đang dùng

Thứ ba, 25/08/2020, 11:10 (GMT+7)

Không phải chị em nào cũng biết cách “soi” bảng thành phần sữa rửa mặt! Đây là điều rất quan trọng bởi nếu có nhiều thành phần hại sẽ ảnh hưởng xấu đến làn da của bạn.

thành phần sữa rửa mặt 

Học cách đọc bảng thành phần sữa rửa mặt giúp bạn chọn được loại phù hợp với da mình 

Thành phần là yếu tố cấu thành nên sản phẩm. Sự kết hợp của các chất khác nhau sẽ tạo nên sản phẩm sữa rửa mặt có kết cấu và công dụng khác nhau, cũng như có độ phù hợp với từng làn da khác nhau. Ban đầu, sữa rửa mặt được thiết kế để làm sạch bụi bẩn và khói bụi. Ngày nay, nhiều loại sữa rửa mặt thường kết hợp thêm các công dụng khác như thành phần dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm kích thích da, giảm dấu hiệu của lão hóa da hoặc trị mụn. Nhưng những thành phần này có thực sự công hiệu và từng loại chất trong đó có ý nghĩa gì?

Nước

Nước là thành phần không thể thiếu trong sữa rửa mặt. Và trên thực tế có nhiều hơn một loại nước mà bạn biết. Các loại nước cơ bản bao gồm: nước công nghiệp (Industrial Water), nước Cất, nước RO (RO- reverse osmosis) và nước Deion (Deionized Water).

Đối với Nước công nghiệp (Industrial Water) đây là loại nước không uống được vì nó không an toàn. Là nước chưa lọc và khá bẩn. Chỉ nên sử dụng loại nước này để làm vệ sinh, giặt đồ. Nước này thường không được sử dụng cho bất kỳ các thí nghiệm khoa học nào.

Nước RO (RO- reverse osmosis) là một quá trình làm sạch nước bằng cách sử dụng thẩm thấu ngược để loại bỏ không chỉ các ion mà còn cả các vi sinh vật và chất hữa cơ. Tuy nhiên, nước RO có thể vẫn chưa phải là loại nước phù hợp nhất để sử dụng trong công nghiệp sản xuất Mỹ phẩm.

Nước Cất là loại nước đã được loại bỏ các tạp chất bẩn thông qua quá trình cất nước. Nước này thu được do sự ngưng tụ hơi nước từ nước đã sôi và được làm lạnh. Tuy nhiên, các chất bẩn trong nước mà có nồng độ thấp hoặc có nhiệt độ sôi tương tự như nước thì cũng có thể bị lẫn với nước tinh khiết. Do đó, điều quan trọng là phải có một nguồn nước tinh khiết tốt hơn, đáng tin cậy hơn nước cất.

Nước Deion (Deionized Water) còn được gọi là nước Demin, nước Deion, nước DI là loại nước được điều chế bằng 1 trong các phương pháp như chưng cất, trao đổi ion, thẩm thấu ngược hay EDI, thành phần nước cất không chứa các tạp chất hữu cơ hay vô cơ. Nước DI thường được sử dụng trong y tế, trong công nghiệp mỹ phẩm và trong phòng thí nghiệm kỹ thuật hóa học, hóa sinh. Như vậy bạn cũng nên chọn sản phẩm sữa rửa mặt được làm từ loại nước này.

thành phần sữa rửa mặt

Nước DI là thành phần quan trọng trong sữa rửa mặt nhưng nhiều người không lưu ý đến

Xà phòng và chất tẩy rửa

Sữa rửa mặt là để rửa sạch mặt nên về cơ bản luôn phải có xà phòng và chất tẩy rửa. Đây là những chất giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và dầu nhờn. Để phân biệt được đâu là xà phòng, đâu là chất tẩy rửa, bạn cần phải đọc thành phần của sản phẩm. 

Xà phòng có thể được làm từ dầu thực vật hoặc chất béo động vật. Dầu dừa, dầu ôliu, dầu rum, dầu jojoba và mỡ động vật là các thành phần thường được sử dụng trong việc tạo ra bọt xà phòng trong sữa rửa mặt. Các thành phần này được trộn với chất kiềm, thông thường là Natri Hydroxit và được khử hết kiềm dư trước khi đưa vào sử dụng. Việc khử kiềm là tối quan trọng trong việc sử dụng xà phòng. Bạn có thể nhận biết một sản phẩm có dư kiềm qua cảm nhận của da: sau khi rửa mặt xong bạn có cảm giác da căng lên, thậm chí rát da và mẩn đỏ…

Chất tẩy rửa thường được sử dụng trong sữa rửa mặt bao gồm một số hoạt chất thông dụng như Sodium Lauryl Sulfate, Ammonium Lauryl Sulfate, Sodium Laureth Sulfate, Ammonium Laureth Sulfate, Stearic Acid, Lauric Acid, Myristic Acid, Oleic Acid và Palmitic Acid. Trong đó Sodium Lauryl Sulfate thường được viết tắt là SLS, là chất tẩy rửa có tác dụng tạo bọt và tạo cảm giác “sạch bong kin kít”. Hiện nay có rất nhiều lời đồn về việc dùng SLS sẽ bào mỏng lớp biểu bì da, sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hormone, ung thư da, kích ứng nặng trên da…

Tuy nhiên, thực chất chưa có chứng minh nào ghi nhận các tác hại thực sự của SLS trong mỹ phẩm và hiện nay có đến 90% sản phẩm sữa rửa mặt có sự hiện diện của chất này. Hàm lượng SLS càng cao thì sữa rửa mặt càng có nhiều bọt. Do vậy, để đảm bảo sữa rửa mặt chứa ít chất tẩy rửa nhưng vẫn có độ làm sạch thì bạn nên chọn sữa rửa mặt chứa SLS nhưng không tạo bọt để giảm nguy cơ kích ứng da.

thành phần sữa rửa mặt

Sữa rửa mặt Lenka chứa SLS nhưng không tạo bọt, được các bác sĩ da liễu khuyên dùng

Thành phần cấp ẩm

Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, các thành phần cấp nước cho da còn được gọi chung bằng cái tên Humectant. Mặc dù có khá nhiều nhóm thành phần cấp ẩm khác nhau, thế nhưng tất cả chúng đều có gốc Hydroxyl (– OH) hay Hydrophillic (có nhiệm vụ kết hợp các phân tử nước bằng liên kết Hydro). Như vậy, các phân tử Humectant sẽ giúp hút ẩm từ nơi có độ ẩm cao sang nơi có độ ẩm thấp hơn nhằm tạo ra một trạng thái cân bằng. Lưu ý: Sau khi ngậm nước, các phân tử Humectant sẽ có kích thước lớn hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.

Một số thành phần cấp ẩm phổ biến có thể kể đến như:

1. Thành phần cấp ẩm Glycerin

Đây có thể được xem là thành phần cấp ẩm được sử dụng lâu đời và cực kỳ phổ biến trong nhiều dòng mỹ phẩm dưỡng ẩm cho da trong suốt nhiều năm qua. Glycerin có dạng lỏng, không màu, không mùi và có cấu trúc phân tử -3OH. Thành phần này được tìm thấy nhiều trong tự nhiên, đặc biệt là dầu mỏ. Glycerin còn có một đặc điểm là khi dùng chúng quá nhiều, người sử dụng sẽ cảm thấy làn da hơi bị nhờn dính (nhược điểm lớn nhất của thành phần cấp ẩm này).

2. Thành phần cấp ẩm Hyaluronic Acid

Bên cạnh Glycerin, Hyaluronic Acid cũng là một trong những thành phần cấp ẩm cho da được ưa chuộng nhất hiện nay. Nhờ khả năng hút ẩm hết sức ấn tượng, trung bình cứ mỗi phân tử Hyaluronic Acid sau khi tích trữ đủ lượng nước sẽ có kích thước gấp 1000 lần so với hình thái ban đầu. Trên thực tế thì loại Humectant này cũng tồn tại trong cơ thể con người, chúng thường được tìm thấy nhiều nhất ở các mô liên kết. Nhưng lượng Hyaluronic Acid tự nhiên trong cơ thể chúng ta sẽ dần suy giảm theo thời gian do tác động từ môi trường sống xung quanh, chính vì thế mà việc bổ sung thêm Hyaluronic Acid là điều vô cùng quan trọng.

Mặc dù có khả năng cấp ẩm tuyệt vời nhưng Hyaluronic Acid không hoàn toàn hoàn hảo mà vẫn có khuyết điểm là chúng có thể làm tăng nguy cơ viêm da, bệnh vẩy nến. Không những thế, ở một số trường hợp đặc biệt thì việc sử dụng Hyaluuronic Acid có thể gây ra tình trạng làm chậm quá trình hồi phục vết thương trên da.

thành phần sữa rửa mặt

Hyaluronic Acid thường được thổi phồng hóa công dụng thành serum dưỡng ẩm “thần kỳ”

3. Thành phần cấp ẩm Sodium PCA

Tương tự như Hyaluronic Acid, Sodium PCA cũng được tìm thấy ở da của chúng ta. Thành phần này không chỉ có vai trò quan trọng trong việc cấp ẩm cho bề mặt da mà còn là nguồn dẫn nước cung cấp cho các tế bào nằm sâu bên trong da. Theo các nhà nghiên cứu thì khả năng hút ẩm của Sodium PCA cao hơn so với Glycerin đến tận 1,5 lần. Vì vậy không lạ khi chúng luôn được đánh giá là một trong các thành phần cấp nước cho da tốt nhất.

4. Thành phần cấp ẩm PEG

PEG hay Polyethylnene Glycol ngoài việc là thành phần cấp ẩm cho da, chúng còn được sử dụng như một loại dung môi và làm chất ổn định trong mỹ phẩm. Trong một số trường hợp, PEG còn có khả năng cân bằng nồng độ PH giữa các thành phần, giúp dưỡng ẩm và tăng cường quá trình thẩm thấu của các dưỡng chất cần thiết vào sâu trong bề mặt da.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà sản xuất mỹ phẩm hiện nay chỉ thường sử dụng từ 200 – 2000 phân tử PEG để tránh gây ra tình trạng phát ban trên da.

5. Thành phần cấp ẩm Propylene Glycol

Có khá nhiều điểm tương đồng giữa Propylene Glycol và Glycerin, chính vì thế mà nhiều người thường ví von hai thành phần này tựa như anh em trong cùng một gia đình. Điểm khác biệt giữa hai loại thành phần cấp ẩm này nằm ở số lượng -OH, nếu Glycerin có đến 3 nhóm -OH thì Propylene Glycol lại chỉ có 2 mà thôi. Nhưng bù lại, do số lượng -OH ít hơn nên Propylene Glycol lại khắc phục được tình trạng  bết dính thường thấy ở Glycerin.

Ngoài ra, Propylene Glycol còn dễ dàng kết hợp được với nhiều thành phần khác nhau nên quá trình dưỡng ẩm cho da sẽ được tăng cường một cách triệt để. Ngoài tác dụng cấp ẩm, Propylene Glycol còn được dùng như một chất bảo quản giúp mỹ phẩm không bị nóng chảy hay hóa đông.

Thành phần kháng khuẩn

Các thành phần kháng khuẩn được sử dụng trong sữa rửa mặt nhằm kéo dài tuổi thọ của sản phẩm và loại bỏ các vi sinh vật có khả năng gây hại hoặc gây kích ứng khỏi da. Ngoài ra chất kháng khuẩn cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị các trường hợp mụn trứng cá, mụn bọc… tổn thương trên da.

Các chất kháng khuẩn có tác dụng bảo quản trong sữa rửa mặt bao gồm: Potassium Sorbate, Methylparaben, Propylparaben, Phenoxyethanol, DMDM Hydantoin, Methylchloroisothiazolinone và Methylisothiazolinon, Benzoyl Peroxide, Sulfure, Azaleic acid, Trà xanh và Mật ong.

Sữa rửa mặt dịu nhẹ Lenka 

thành phần sữa rửa mặtVới công thức cân bằng độ pH, không xà phòng, không tạo bọt, không mùi, không gây kích ứng da. 
Lenka an toàn cho mọi loại da: khô, nhờn, dày, mỏng, nhạy cảm. Làm giảm nhẹ khô sạm, nám, tàn nhang, trứng cá. 
Làm sạch nhẹ nhàng, không lấy đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của da giúp da giữ được độ ẩm cần thiết, tránh khô da căng da. 
Không làm nhờn da, không bít lỗ chân lông. Có thể dùng thay kem tẩy trang.

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 2672/2017/XNQC-YTHCM
Số Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: 00397/16/CBMP-QLD
Tổng đài tư vấn miễn phí: 18006689

 

DS. Hải Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN