Thứ ba, 30/04/2024 | 17:03
RSS

Cách điều trị viêm sưng nướu răng hiệu quả nhanh chóng

Thứ năm, 18/04/2024, 07:03 (GMT+7)

Viêm sưng nướu răng không được điều trị sớm sẽ trở nặng và gây ra những bệnh về răng miệng như viêm nha chu, tổn thương răng. Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm sưng nướu răng để điều trị đúng cách.

Tìm hiểu về tình trạng viêm sưng nướu răng để điều trị đúng cách

MỤC LỤC
Triệu chứng viêm sưng nướu răng
Nguyên nhân gây viêm sưng nướu răng
Các phương pháp điều trị viêm sưng nướu răng

Triệu chứng viêm sưng nướu răng

Viêm sưng nướu răng là tình trạng mô nướu (lợi) phía chân răng bị viêm nhiễm, tổn thương dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu.

  • Sưng nướu quanh chân răng
  • Nướu răng chuyển từ màu hồng nhạt sang màu đỏ đậm, đỏ tím
  • Nướu dễ chảy máu khi dùng tăm, chỉ nha khoa, đánh răng
  • Đau nhức và khó chịu khi ăn uống
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Phần lợi bọc xung quanh chân răng bị tụt
  • Một số trường hợp khi bị viêm sưng nướu răng nặng có túi mủ làm sưng má, mặt, kèm theo biểu hiện sốt, đau đầu và mất ngủ về đêm.

Viêm sưng nướu răng có nhiều triệu chứng dễ nhận biết

Nguyên nhân gây viêm sưng nướu răng

Viêm sưng nướu răng có thể do một hoặt nhiều nguyên nhân sau:

Vệ sinh răng miệng không tốt

Đánh răng không kỹ hay đánh răng với lực mạnh theo chiều ngang là nguyên nhân gây nên các mảng bám. Răng khấp khểnh cũng khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn.

Chính vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám là nguyên nhân dẫn đến viêm sưng nướu răng.

Thói quen ăn uống không lành mạnh

Ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường cao cùng nhiều chất tạo màu, chất bảo quản sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng chuyển hóa và sinh trưởng làm ảnh hưởng đến men răng và tăng nguy cơ sâu răng.

Mọc răng khôn

Không chỉ gây đau đớn và khó chịu trong quá trình mọc mà răng khôn còn rất dễ mọc ngầm, mọc lệch và xâm lấn sang cả các răng khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng, trong đó có viêm sưng nướu răng.

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Hai nội tiết tố Estrogen và Progestin gia tăng bất thường khiến mao mạch ở nướu phình to ra và gấp khúc dẫn đến tình trạng huyết dịch ứ trệ và làm tăng tính thẩm thấu của thành mao mạch khiến nướu dễ bị viêm sưng.

Các bệnh lý liên quan đến răng

Các trường hợp khiến tủy răng có thể bị lỗ hở ra ngoài như bị mẻ, nứt, gãy do nhai cắn hay va chạm với lực quá mạnh có thể gây viêm nhiễm. Bệnh sâu răng nếu không được điều trị triệt để cũng có thể gây ra tình trạng tương tự.

Các thói quen xấu liên quan đến răng miệng

Các thói quen như dùng răng để mở nắp chai, bao bì thực phẩm, cắn móng tay, nhai cắn các thực phẩm cứng hay dùng tăm xỉa răng có thể làm nướu răng bị tổn thương.

Các bệnh lý khác

Người bệnh tiểu đường và một số bệnh tự miễn khác thường có nguy cơ cao mắc bệnh sưng nướu răng có mủ.

Có nhiều nguyên nhân khiến viêm sưng nướu răng có mủ

Các phương pháp điều trị viêm sưng nướu răng

Điều trị chuyên sâu tại nha khoa

Bác sĩ nha khoa có thể thực hiện quá trình loại bỏ mảng bám và cao răng, đồng thời làm sạch nướu, dẫn lưu mủ để làm sạch ổ viêm nhiễm.

Thuốc kháng khuẩn

Bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng khuẩn để giúp kiểm soát vi khuẩn trong miệng và giảm viêm.

Phẫu thuật nha khoa

Trong những trường hợp nghiêm trọng, khi viêm nướu đã gây ra tổn thương nặng nề cho mô nướu, có thể cần phẫu thuật để điều trị.

Chăm sóc sau điều trị

Sau khi điều trị, việc chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày và khám răng định kỳ là rất quan trọng để ngăn ngừa tái phát viêm sưng nướu răng.

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Hạn chế đồ ăn nhiều đường, chất tạo ngọt, đồng thời nên ăn nhiều rau củ quả hơn để cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày

Cần đánh răng đúng kỹ thuật tối thiểu 2 lần/ngày, mỗi lần đánh răng 2 phút. Nên sử dụng bàn chải đánh răng điện để đảm bảo làm sạch các bề mặt răng.

Sau khi đánh răng, để làm sạch răng miệng tối ưu và ngăn ngừa viêm nhiễm, nên sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược.

Khác với nước súc miệng thông thường, nước ngậm răng miệng cần thời gian ngậm dung dịch trong miệng lâu hơn, khoảng 5-10 phút. Trong quá trình ngậm, thỉnh thoảng súc nhẹ để làm sạch các cặn bẩn còn sót lại.

Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch các mảnh vụn thức ăn trong các kẽ răng.

Nên dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch răng miệng

Dùng xịt răng miệng thảo dược

Để giảm viêm nướu, giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, nên sử dụng dung dịch xịt thảo dược chiết xuất từ Kim ngân hoa; Lá trầu không; Hoa đu đủ đực; Lá đào…

Nên chọn sản phẩm có vòi xịt dài, giúp đưa dung dịch đến tại chỗ tổn thương, có tác dụng nhanh.

Dung dịch xịt răng miệng thảo dược (ví dụ: Xịt Răng Miệng Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị viêm sưng nướu răng có thể tham khảo sử dụng.

XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Thành phần:
Kim ngân hoa; Lá trầu không; Hoa đu đủ đực; Lá đào; Natri benzoat, Tinh dầu bạc hà, Nước tinh khiết vừa đủ 20ml.

Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng. 
- Hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.

Cách dùng:
Lắc kĩ trước khi dùng.
Súc miệng bằng nước ấm trước khi xịt.
Xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
Bệnh nặng có thể xịt nhiều lần hơn.

DS Triệu Ngọc
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại