Chủ nhật, 19/01/2025 | 18:41
RSS

Cách chọn sầu riêng ngon, không thuốc, nhiều múi, ngon bất bại

Thứ hai, 04/12/2023, 17:17 (GMT+7)

Sầu riêng là trái cây thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích, cứ ăn là nghiện. Vậy làm sao để chọn sầu riêng ngon, chất lượng và an toàn? Hãy tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn nhiều các loại trái cây khác như chất xơ, vitamin, Vitamin B6, Kali, Mangan, Folate, Đồng, Magie... 

Vì là loại quả được nhiều người yêu thích và dinh dưỡng cao nên giá của loại trái cây này không hề rẻ, chị em cần biết cách chọn sầu riêng chuẩn ngon không dùng thuốc ép chín để không bị tiền mất tật mang.

Đây là cách chọn sầu riêng ngon chuẩn nhất bạn có thể tham khảo.

1. Chọn quả có mùi thơm nồng

Cách chọn sầu riêng ngon, không thuốc, nhiều múi, ngon bất bại

Khi trái chín già Mùi thơm của sầu riêng sẽ nồng hơn, mức lan toả của mùi cũng sẽ vô cùng mãnh liệt dù là ở khoảng cách khá xa. Bạn nên chọn những quả có mùi thơm nồng nàn như vậy.

Sầu riêng ngâm hoá chất thường mùi rất nhạt, hoặc thậm chí là không có mùi, và mùi của chúng thường không được tự nhiên mà gây khó chịu cho khứu giác.

2. Trái có múi rõ ràng

Nên lựa các trái sầu riêng tròn đều, những trái này sẽ có nhiều múi hơn, ít bị sượng. Còn các trái nhìn móp méo, có chỗ nhô ra chỗ không thì các trái này bị lép và không có nhiều múi.

Cách chọn sầu riêng ngon, không thuốc, nhiều múi, ngon bất bại

Khi mua sầu riêng bạn nên quan sát và chọn trái có múi rõ ràng, sầu loại 1 có hình dáng tròn đều và có khoảng 4-6 múi trở lên. Sầu loại 2 (hay còn gọi là sầu lép) chỉ có 2 -3 múi. Bạn nên chọn những quả có 5 - 6 múi rõ ràng và đều nhau.

3. Xem gai và cuống để biết có dùng thuốc ép chín không

Cách chọn sầu riêng ngon, không thuốc, nhiều múi, ngon bất bại

Sầu riêng chín tự nhiên có phần gai và cuống tươi mới, xanh cứng. Dùng tay nhấn vào phần cuống thấy cảm giác ẩm do nhựa trong cuống vẫn còn, bóp hai gai gần nhau vào với nhau thấy cứng chứ không bị mềm như sầu riêng non hoặc héo ép chín.

Sầu riêng dùng thuốc ép chín thường cuống sẽ héo cũ, gai bầm dập và màu bị sạm đi. Nếu trái nào bị mất cuống thì bạn không nên chọn vì có thể nó đã bị bẻ đi.

4. Múi sầu và phần eo phình to 

Cách chọn sầu riêng ngon, không thuốc, nhiều múi, ngon bất bại

Sầu riêng ngon bên phải, sầu bị ép thuốc chín bên trái. 

Bạn nhìn phần múi sầu được hiện rõ trên vỏ. Sầu loại 1 là quả tròn đều có từ 4-6 múi sầu trở lên. Quả sầu chỉ có từ 2-3 múi gọi là sầu loại 2 (hay dân trong nghề gọi là sầu lép). Bạn nên chọn quả sầu có hình dạng 5 - 6 múi rõ ràng và đều nhau.

Sầu riêng chín tự nhiên thường dễ tách vỏ, các múi sầu riêng dễ tách rời với nhau; múi màu vàng óng, béo ngậy và cơm dẻo mịn.

Sầu riêng dùng hóa chất múi màu vàng nhạt hơn, cơm sượng hơn và vị cũng nhạt hơn. Thường thì múi của những trái này cũng sẽ khó tách rời hơn.

Khi nhìn vào hình dáng của quả sầu riêng bạn nên để ý tới phần eo, đừng vội chọn những trái tròn đẹp mắt. Quả sầu riêng ngon, chất lượng sẽ có phần eo phình to, đều và không méo mó. Bạn có thể trông thấy các múi rõ ràng từ phía ngoài vỏ và nếu như vỏ bị nứt thì sẽ có mùi thơm thoang thoảng.

5. Nhận biết những sầu riêng không ngon

Sầu riêng đã chín quá: Bạn quan sát phần múi sầu bám vào cuống đã ngả sang màu thâm đen, nâu đen hoặc sẫm màu hay chạm nhẹ cũng bị nhão, bở thì là sầu tiêng đã chín quá.

Cách chọn sầu riêng ngon, không thuốc, nhiều múi, ngon bất bại

Sầu không ngon.

Sầu bị sượng: Phần vỏ bên ngoài tươi và đẹp, tuy nhiên khi bổ vào phần đầu múi bị trắng. Dùng tay chạm vào thì sẽ thấy phần cứng nhiều hơn phần mềm. Múi sầu riêng bám vào cuống cũng sậm màu hơn. Khi ăn vào sẽ cảm thấy sượng và cứng.

Sầu lỗi chảy nước: Khi bổ sầu riêng sẽ thấy nước từ múi chảy ra. Nguyên nhân là do quá trình vận chuyển, sầu riêng bị nóng nên hỏng. Những quả này khi ăn sẽ không ngon, cơm sầu bị cay và mùi không còn thơm.

Trên đây là một số bí quyết giúp các chị em chọn được những quả sầu riêng thơm, ngon. Chúc các bạn thành công!

Thúy Vũ (Tổng hợp)
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại