Thứ sáu, 29/03/2024 | 17:19
RSS

Các nước thận trọng gỡ phong tỏa như thế nào?

Thứ ba, 14/04/2020, 11:11 (GMT+7)

Các nước đầu tiên gỡ phong tỏa sau thời gian áp dụng lệnh hạn chế lây lan Covid-19 gồm Italia, Áo và Đan Mạch.

Các nước thận trọng gỡ phong tỏa như thế nào?
Đường phố tại Quận 13, Paris vắng vẻ khi Pháp áp dụng lệnh phong tỏa để chặn dịch Covid-19. Ảnh: AFP

Đan Mạch dự kiến cho học sinh mẫu giáo trở lại trường vào ngày 15/4 nếu tình hình dịch Covid-19 tại nước này tiếp tục ổn định. 

Chính phủ nước Áo Sebastian Kurz trong tuần thông báo sẽ mở cửa trở lại một số cửa hàng nhỏ từ ngày 14/4 trước khi cho phép tất cả cửa hàng hoạt động từ 1/5. Các nhà hàng, khách sạn dự kiến sẽ mở cửa vào giữa tháng 5/2020. Chính phủ Áo còn công bố bản đồ chỉ dẫn các tuyến đường được dỡ bỏ lệnh phong tỏa.

Tại Italia chiến đấu với dịch Covid-19 từ cuối tháng 2, nước này đã áp dụng những biện pháp cách ly xã hội cực kì quyết liệt. 

Tạp chí Phố Wall dẫn lời các cố vấn khoa học của chính quyền Rome thông tin, dự kiến một số nhà máy sẽ hoạt động trở lại trong tuần tới. Đối với người dân Italia, việc tự do ra khỏi nhà có thể phải đến tháng sau mới thực hiện được. Đi kèm với đó, nhiều biện pháp hạn chế khác vẫn được áp dụng và chính quyền Rome đang bàn thảo chi tiết về vấn đề này.

Tại các nước Châu Âu, việc gỡ bỏ lệnh phong tỏa, các biện pháp hạn chế sẽ được tiến hành từng bước. Theo đó, các nhà máy được khuyến cáo trở lại hoạt động ổn định, sau đó là các nhà hàng và quán bar tiếp tục mở cửa trở lại và người dân có thể đi đến các địa điểm công cộng.

Sau đợt bùng phát diện rộng vừa qua, làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 đang được các nước theo dõi chặt chẽ với hy vọng số ca lây nhiễm không nhiều. Chính phủ các nước châu Âu vẫn đang áp dụng rộng rãi các biện pháp chống dịch, từ yêu cầu người dân đeo khẩu trang, xét nghiệm y tế trên quy mô lớn, đến sử dụng các ứng dụng điện thoại di động để hỗ trợ các bệnh viện xác định thông tin và các mối quan hệ của bệnh nhân Covid-19, dẫn lời từ Báo Đầu Tư.

Bên cạnh đó, Tây Ban Nha là một trong những nước bị dịch bệnh tấn công nghiêm trọng nhất thế giới và mới qua đỉnh không lâu. Nhưng chính phủ Tây Ban Nha vẫn cho phép người lao động thuộc một số ngành không thiết yếu đi làm lại. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez nói rằng chính phủ của ông phải cân bằng giữa xử lý khủng hoảng virus với những đe dọa trong cấu trúc kinh tế và xã hội.

Ngoài ra, tại Hàn Quốc, Chính phủ nước này đang bàn về các hướng mới để khôi phục hoạt động kinh tế và xã hội ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, giới chức cảnh báo rằng tiến triển rất khó mới đạt được bởi cuộc chiến chống virus corona có thể bị xói mòn nếu nới lỏng hạn chế.

Giới chức Hàn Quốc cảnh báo, tình trạng lây lan âm thầm tại các cửa hàng, quán bar. Tuy nhiên, Chính phủ nước này khẳng định sẽ đánh bại virus corona.

Theo đó, các chuyên gia nhận định, các nước hiện nay cần phải giữ xu hướng giảm ca bệnh ổn định hết mức có thể. Ngoài ra, hệ thống y tế không còn cần các bệnh viện khẩn cấp hỗ trợ. Đặc biệt, các nước cần cơ chế đảm bảo việc xét nghiệm đại trà, truy dấu nhanh chóng tiếp xúc và cách ly các ca nhiễm.

Trần Ngọc (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN