Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:15
RSS

Virus gây Covid-19 nguy hiểm gấp 10 lần H1N1

Thứ ba, 14/04/2020, 10:13 (GMT+7)

Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết, virus gây Covid-19 nguy hiểm gấp 10 lần H1N1 gây đại dịch toàn cầu năm 2009.

WHO cảnh báo số người chết vì Covid-19 đạt con số cực đại
Các nhân viên y tế kéo thi thể bệnh nhân rời khỏi Trung tâm Y tế Wyckoff tại Brooklyn, New York, Mỹ (Ảnh: Reuters)

Đến 8h00 sáng nay 14/4, thế giới đã có hơn 1,9 triệu người mắc covid-19 ít nhất gần 120.000 người tử vong vì đại dịch. Nước Mỹ tiếp tục có một ngày số ca mắc và tử vong tăng cao.

Với tình hình dịch Covid-19 ngày một gia tăng, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 13/4 cho biết, tổ chức đang tiếp tục nghiên cứu về Covid-19. Đồng thời, giám đốc WHO dự đoán, Covid-19 sẽ gây tử vong cao gấp 10 lần so với đại dịch cúm năm 2009, con số tử vong sẽ rất cao.

Theo thống kê của WHO, sau khi dịch này được phát hiện đầu tiên tại Mexico và Mỹ hồi tháng 3-2009, đã có tới 18.500 người thiệt mạng vì H1N1. Tuy nhiên, AFP dẫn số liệu của tạp chí y khoa Lancet ước tính số ca tử vong vì H1N1 trên thực thế có thể cao hơn, từ 151.700 đến 575.400 người.

Tạp chí Lancet gộp cả các trường hợp tử vong ước tính ở Châu Phi và Đông Nam Á không được WHO tính.

Cho tới cuối tháng 7/2009, dịch đã lan rộng ra trên 160 quốc gia thuộc cả năm châu lục với hàng trăm ngàn trường hợp mắc và hơn một nghìn trường hợp tử vong. Cúm A lây qua đường mũi, miệng, mắt. Trong báo cáo nhanh công bố trên tờ Nature vừa qua, nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi nhà virus học Yoshihiro Kawaoka đã cung cấp hình ảnh chi tiết của virus cúm H1N1 cũng như độc tính của nó. 

Khác với các virus cúm theo mùa thông thường, H1N1 cho thấy khả năng tấn công sâu vào các tế bào phổi, nơi nó gây ra chứng viêm phổi và thậm chí dẫn tới tử vong trong trường hợp nghiêm trọng. 

Đề cập tới đại dịch Covid-19, Tổng giám đốc WHO cho biết ở một số quốc gia, cứ sau 3-4 ngày, số ca nhiễm sẽ tăng gấp đôi. Hơn một nửa dân số hành tinh hiện đang ở nhà trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, nhưng ông Tedros cảnh báo rằng, sự kết nối toàn cầu đồng nghĩa với nguy cơ tái phát và hồi sinh căn bệnh này sẽ tiếp tục.

Tuy nhiên, ông Tedros khẳng định nếu các quốc gia đẩy mạnh việc phát hiện các ca nhiễm sớm, xét nghiệm, cách ly và chăm sóc cho từng trường hợp, đồng thời theo dõi từng tiếp xúc, các nước có thể kiểm soát được virus corona.

Tổng giám đốc nói: ‘Các biện pháp kiểm soát chỉ có thể được dỡ bỏ nếu các biện pháp y tế công cộng phù hợp được thực hiện, bao gồm cả năng lực đáng kể để truy tìm tiếp xúc với ca bệnh’.

WHO cũng thừa nhận quá trình phát triển vắc xin trị Covid-19 phải mất ít nhất từ 12-18 tháng.

Trần Ngọc (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN