Thứ năm, 18/04/2024 | 23:59
RSS

Bố mẹ mắc chứng cao huyết áp có di truyền đến con cái hay không?

Thứ hai, 27/03/2017, 13:23 (GMT+7)

Nhiều bệnh nhân đều lo rằng, mình bị cao huyết áp có di truyền lại cho con cái, hoặc con cái lo lắng mình sẽ bị di truyền cao huyết áp của bố mẹ. Vậy cao huyết áp có di truyền hay không?

cao huyết áp có di truyền

Cao huyết áp có di truyền 

Cao huyết áp nguyên phát có khuynh hướng di truyền và tính tụ tập gia tộc, có thể người cùng gia tộc có kết cấu gien giống nhau, liên quan tới môi trường và thói quen sinh hoạt.

Trước đây một cuộc điều tra phổ thông về cao huyết áp đã chứng minh, người có bố mẹ mắc cao huyết áp thì tỷ lệ người ấy mắc chứng cao huyết áp cao hơn người không có gia tộc cao huyết áp là 1,5 lần. Vậy nên cao huyết áp có di truyền từ bố mẹ sang con cái.

Hiện nay đã chứng thực, bố mẹ đều là người bị cao huyết áp thì con cái mắc cao huyết áp cao hơn bố mẹ bình thường gấp 5 lần: quan hệ huyết áp giữa con nuôi với bố mẹ nuôi thấp hơn rất nhiều.

Nhưng nếu sống trong cùng gia đình, hàng ngày cùng ăn món ăn tương tự, như ăn nhiều muối, cũng sẽ xuất hiện hiện tượng cao huyết áp như thành viên gia đình không cùng quan hệ máu mủ, tức là tính tụ tập gia tộc.

Vì vậy gia tộc không nhất định di truyền mà chỉ là có hệ số cao huyết áp cao nhưng những người dễ mắc cao huyết áp này nếu mình tự biết đề phòng và biết tránh những nhân tố gây ra cao huyết áp như béo phì, uống rượu, ăn mặn, tinh thần bị áp lực dài ngày sẽ tránh được bệnh cao huyết áp phát sinh.

Việc cao huyết áp có di truyền từ bố mẹ sang con cái hoàn toàn có thể đề phòng bằng thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh và chế độ ăn uống thích hợp.

Chu Huyền (Tổng hợp)
Theo Đời sống Plus