Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:13
RSS

Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy tim khiến huyền thoại Maradona đột ngột qua đời

Thứ sáu, 27/11/2020, 07:36 (GMT+7)

Ngày 26/11, cả thế giới bàng hoàng khi hay tin huyền thoại bóng đá Maradona đột ngột qua đời ở tuổi 60 vì căn bệnh suy tim.

Huyền thoại Maradona qua đời vì phù phổi cấp do suy tim mạn tính

Ngày 26/11, cả thế giới bàng hoàng khi hay tin huyền thoại bóng đá Maradona đột ngột qua đời ở tuổi 60 vì bệnh suy tim. Sự ra đi của huyền thoại bóng đá Maradona khiến dư luận sửng sốt và xót thương. 

Theo Goal.com, Maradona đã nhập viện từ đầu tháng 11, vài ngày sau khi tổ chức sinh nhật vì mệt mỏi. Các xét nghiệm cho thấy có cục máu đông trên não của Maradona và vào sáng thứ hai (23/11), mặc dù các bác sĩ đã cố gắng cứu chữa nhưng ông đã không qua khỏi do tình trạng quá nặng.

Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy Diego Maradona tử vong vì phù phổi cấp do suy tim mạn tính. Trước đó, Maradona mắc tiểu đường, tăng huyết áp do hậu quả của chế độ ăn và sinh hoạt trong những năm trước. Đây là các yếu tố thuận lợi khiến cho bệnh suy tim tăng nặng hơn.

Theo các chuyên gia, Maradona là một nạn nhân của bệnh tim mạch và trường hợp đột tử của ông cũng là hồi chuông cảnh tỉnh để tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi quan tâm đến sức khỏe hơn.

Biến chứng nguy hiểm của căn bệnh suy tim khiến huyền thoại Maradona đột ngột qua đời

Huyền thoại Maradona qua đời do suy tim. 

Những biến chứng suy tim có thể gây tử vong

Tiến triển của bệnh suy tim trầm trọng hơn theo thời gian. Nếu bệnh không được kiểm soát, bạn có thể gặp phải các biến chứng suy tim nguy hiểm. Gồm:

Suy tim gây tổn thương gan do ứ huyết

Khi bị suy tim, đặc biệt là suy tim phải, tim giảm khả năng hút máu, khiến gan phải tăng kích thước để chứa máu. Tình trạng này kéo dài làm gan bị tổn thương nghiêm trọng và khó có khả năng hồi phục, gây xơ gan, cuối cùng suy gan. Suy gan gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa và tổng hợp các chất cần thiết trong cơ thể, từ đó có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng…

Suy tim làm giảm chức năng thận

Khả năng bơm máu của tim bị giảm sút có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, trong đó có thận. Thận không được cung cấp đầy đủ máu nên giảm chức năng lọc, đào thải độc tố, muối và nước ra khỏi cơ thể. Hậu quả khiến cho một lượng lớn muối bị giữ lại, gây tăng huyết áp, dẫn tới tình trạng phù nề ở người bệnh suy tim. Các nghiên cứu cho thấy, khi chức năng thận suy giảm ngược lại làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong ở người bệnh suy tim.

Giảm tưới máu tới các cơ quan do giảm chức năng tim

Các cơ quan bị giảm tưới máu dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng gây rối loạn hoạt động. Nguyên nhân bởi thận là cơ quan sản xuất hormone tạo hồng cầu trong tủy xương. nên khi chức năng thận bị suy giảm, cơ thể không được sản xuất đầy đủ hormon này dẫn tới tình trạng thiếu máu. Ngược lại, chính thiếu máu cũng khiến cho diễn tiến bệnh suy tim ngày càng thêm nghiêm trọng.

Suy tim trái gây phù phổi cấp

Khi chất lỏng bị tích tụ trong phổi, nó sẽ gây ra tình trạng phù phổi cấp với các triệu chứng nghiêm trọng, dẫn đến suy hô hấp gây tử vong hoặc ngừng tim do thiếu oxy máu. Những dấu hiệu này có thể phát triển đột ngột hoặc tích tụ dần trong vài ngày:

- Người bệnh ho khạc, có thể ho ra bọt màu hồng.

- Người bệnh cảm giác đột ngột khó thở dữ dội, khó khăn khi hít vào thở ra, phải ngồi dậy thở, thở nhanh, co kéo các cơ ở vùng cổ ngực, giống như họ đang chết đuối. Vì vậy mà phù phổi cấp còn được gọi là chết đuối trên cạn.

- Bị kích động: Bệnh nhân có thể vật vã, kích thích thậm chí là la lối. Có thể được mô tả giống như lời “cầu cứu khi chết đuối ở trên cạn”

- Da nhợt nhạt hoặc tím tái do thiếu oxy trầm trọng.

- Các triệu chứng kèm theo khác như: Đau ngực, sốt cao, phù, nổi sang thương da …

Rối loạn nhịp tim thường gặp ở người suy tim

Người bệnh suy tim có thể bị nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường, dẫn đến nguy cơ đột quỵ, nhồi máu, nguy hiểm nhất là chứng rung tâm nhĩ gây ngưng tim, tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Với các dạng rối loạn nhịp tim thường gặp như:

− Rung tâm nhĩ: Gây cảm giác tim đập nhanh bất thường, đánh trống ngực, khó thở, đau tức ngực, người luôn trong trạng thái mệt mỏi, không có năng lượng hoạt động. Rung tâm nhĩ có thể dẫn tới cơn đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim cấp đặc biệt nguy hiểm.

− Block nhánh trái: Xảy ra khoảng 30% người bệnh suy tim.

− Nhịp tim nhanh thất và rung thất: Khi chức năng tim bị suy giảm đáng kể, tình trạng nhịp tim nhanh thất có thể xuất hiện đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.

Lúc này, nếu các triệu chứng quá nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phải đặt máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim.

Đột quỵ và thuyên tắc động mạch phổi

Chức năng bơm máu của tim bị suy giảm khiến một lượng máu bị ứ lại tại các buồng tim. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho các tế bào máu kết dính với nhau, tạo thành cục máu đông. Cục máu đông theo dòng máu lên phổi dẫn tới thuyên tắc động mạch phổi với các triệu chứng khó thở; đau ngực kiểu màng phổi đột ngột như đau tăng khi ho hắt hơi, ăn uống, hít sâu, vặn mình, không giảm khi nghỉ ngơi.

Một số bệnh nhân lại có các triệu chứng như thay đổi huyết động nặng nề, tụt huyết áp, sốc, hôn mê hay ho ra máu. Ngoài ra, chúng cũng có thể theo lòng mạch gây tắc nghẽn tại mạch máu não, dẫn tới đột quỵ.

Ngưng thở khi ngủ

Một nửa người bị suy tim có thể gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là tình trạng rối loạn hơi thở xảy ra về ban đêm. Nếu suy tim tiến triển nặng dần, chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến người bệnh không thể thở được, bị thức giấc trong cơn hoảng loạn. Điều trị bằng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) có thể cần thiết với những người bị suy tim và ngưng thở khi ngủ.

Làm thay đổi cấu trúc van tim

Các van tim có nhiệm vụ giữ cho máu chảy theo một chiều nhất định. Khi bị suy tim, theo thời gian tim phải gắng sức để bù lượng máu bị thiếu hụt khiến cho các buồng tim bị giãn ra hoặc dày lên. Từ đó làm thay đổi cấu trúc van tim, khiến các dây chằng xung quanh van tim bị thay đổi, làm hỏng van gây ra bệnh van tim.

Vấn đề về tiêu hóa ở người suy tim

Tim suy yếu, chức năng co bóp tống máu bị suy giảm dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng tới các cơ quan trong hệ tiêu hóa, gây ra rối loạn chức năng hoạt động của hệ thống tiêu hóa, tắc nghẽn đường tiêu hóa. Do đó, khả năng xử lý và hấp thu chất dinh dưỡng bị giảm sút. Lúc này, người bệnh gặp phải các triệu chứng như: đầy hơi, buồn nôn, nôn, táo bón và đau bụng trên.

Nguyệt Hà (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN