Thứ sáu, 29/03/2024 | 19:28
RSS

Bị chóng mặt nên uống gì và tránh uống gì?

Thứ năm, 30/03/2023, 07:14 (GMT+7)

Có nhiều cách để chữa chóng mặt, trong đó việc dùng các đồ uống quen thuộc, ít tốn kém sẽ mang lại tác dụng nhanh chóng. Vậy bị chóng mặt nên uống gì cho có lợi và tránh uống gì?

I - Chóng mặt là như thế nào?

Chóng mặt là cảm giác khiến bạn thấy mọi vật xung quanh như đang quay quay. Cơ thể bạn lúc đó cũng không thể giữ được thăng bằng, lảo đảo, choáng váng. Các mức độ chóng mặt có thể từ nhẹ, nặng vừa đến nghiêm trọng; có thể gây khó khăn trong việc đi lại hay thậm chí là té ngã.

Tùy thuộc vào các nguyên nhân như rối loạn tiền đình, có vấn đề các bệnh lý thần kinh, viêm nhiễm tai trong, đau nửa đầu… mà sinh ra chóng mặt. Người bệnh bị chóng mặt còn có thể kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như buồn nôn, bị ù tai…

chóng mặt là sao

II - Bị chóng mặt nên uống gì?

Những đồ uống giúp kiểm soát hiệu quả những cơn chóng mặt tức thời thường dễ kiếm tìm, ít tốn kém như gừng, chanh, đường, nước lọc.

1. Trà/ nước gừng

Theo y học hiện đại, gừng có chứa hoạt chất gingerol tốt cho việc lưu thông máu lên não tốt. Vì vậy nhâm nhi một tách trà gừng để giảm nhẹ các triệu chứng chóng mặt, buồn ói và các triệu chứng chóng mặt khác.

Mỗi ngày thái lấy khoảng vài lát gừng tươi sau đó hãm trong nước sôi từ 5 - 10 phút rồi cho thêm chút đường, mật ong cho dễ uống.

chóng mặt uống trà gừng

2. Nước pha với mật ong

Trong mật ong chứa các dưỡng chất như sắt, canxi, photpho, magie, vitamin B, C tốt cho sức khỏe có công dụng nổi bật cung cấp năng lượng giúp phục hồi mau chóng.

Khi gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt hãy uống nhanh lấy cốc nước mật ong (pha cùng chanh hoặc dấm tóc), đảm bảo cũng sẽ rất hiệu quả để chấm dứt tình trạng này.

Cách pha nhanh chóng, rất đơn giản chỉ cần hòa mật ong vào nước ấm. Để dễ uống hơn có thể thêm chút chanh hay vài muỗng đường vào để thưởng thức.

chóng mặt uống nước mật ong

3. Nước đường

Nước đường làm tăng đường huyết giúp cơ thể mau chóng tỉnh táo, khỏe hơn, tránh bị mệt mỏi, kiệt sức. Người bị chóng mặt máu chóng lấy lại thăng bằng.

Hãy pha một cốc nước đường ấm, uống từ từ rồi nằm nghỉ ngơi. Sau đó theo dõi mức độ cải thiện, nếu các triệu chứng giảm nhẹ dần dần thì không đáng ngại. Còn nếu nặng hơn thì cần có hướng xử lý thích hợp.

chóng mặt uống nước đường

4. Nước chanh

Vitamin C có trong chanh giúp giảm đáng kể tình trạng chóng mặt, hoa mắt ở những người làm việc trí óc gặp nhiều áp lực, căng thẳng. Chanh cũng chứa nhiều dưỡng chất tốt giúp bạn tỉnh táo, phục hồi sức khỏe mau chóng sau những cơn chóng mặt.

chóng mặt uống nước chanh

5. Nước lọc

Nước rất quan trọng giúp điều hòa thân nhiệt trong cơ thể và bộ não hoạt động ổn định. Chính vì vậy mất nước ảnh hưởng không tốt đến não bộ, là một trong những lý do sinh ra các cơn chóng mặt, quay cuồng.

Người bệnh khi bị chóng mặt hãy uống nước lọc để giảm thiểu triệu chứng, cơ thể sảng khoái hơn. Chú ý bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, với những người làm văn phòng, làm việc ngoài trời cần bổ sung nước nhiều hơn.

III - Chóng mặt nên tránh những đồ uống nào?

Bên cạnh những thức uống có lợi cho người bị chóng mặt. Chúng ta nên tránh các đồ uống sau.

1. Rượu bia

Uống nhiều bia rượu làm giảm đi lượng đường trong máu dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Đây là một trong những lý do dẫn đến chóng mặt, xây xầm.

Mặt khác thói quen dùng bia rượu, đồ uống kích thích trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc ngủ không sâu giấc sẽ khiến bạn bị nôn nao, chóng mặt vào ngày hôm sau.

chóng mặt tránh uống rượu bia

2. Cà phê

Khi bị say cà phê bạn thường cảm thấy chóng mặt, người nôn nao, chân tay bủn rủn. Khi bị say cà phê chúng ta cần nhiều nước lọc chút và nghỉ ngơi cho lại sức. Các bạn nên nhớ tuyệt đối không nên uống trà đá (cũng chứa cafein) càng làm nặng thêm.

Những người không thường xuyên uống cà phê thì việc lâu lâu uống một ly đậm đặc rất dễ bị say. Bởi vậy những lần sau bạn nên chú ý đến lương cà phê mỗi khi pha để tạo hương vị đậm đà, vừa phải.

Những thức uống quen thuộc trên chỉ giúp cắt cơn chóng mặt tạm thời, phù hợp với những người bị chóng mặt nhẹ, mới khởi phát. Còn với những người hay bị chóng cần có một phương pháp điều trị chủ đạo để dứt điểm bệnh. Hạn chế tái phát dẫn tới những hệ lụy sức khỏe không đáng có.

thông tin tư vấn

DS. Hương Giang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại