Bật mí phương pháp chữa bệnh gout bằng dân gian hiệu quả. Ảnh Thuốc Dân Tộc.
Bật mí phương pháp chữa bệnh gout bằng dân gian hiệu quả, bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau.
Lá sa kê
Lá sa kê có thể dùng để chữa rất nhiều bệnh trong đó có bệnh gút. Nhờ chứa các thành phần làm mát gan, thanh lọc cơ thể, tăng cường giải độc và thải độc.
Chuối hột
Chuối hột được xem là một trong các loại thảo dược chữa bệnh gout vô cùng hiệu quả. Bởi trong chuối hột có một số chất giúp hỗ trợ tăng khả năng đào thải Axit uric.
Đậu xanh
Trong thành phần đậu xanh có nhiều chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đạm. Do đó, nên bổ sung đậu xanh cho thực đơn mỗi ngày.
Trạch tả
Các chất Alismol, Choline, Alis Oxide… có trong cây trạch tả có tác dụng chuyển hóa nước, hỗ trợ bài tiết và tiêu độc đặc biệt là đào thải acid uric. Dùng cây trạch tả để nấu cháo hay pha làm nước uống trong quá trình điều trị bệnh gout.
Cải bẹ xanh
Theo nhiều nghiên cứu, trong cải bẹ xanh có chứa nhiều vitamin A, B,C…có tác dụng tốt cho sức khỏe Chỉ cần bạn chuẩn bị bó rau bẹ xanh, đem rửa sạch. Sau đó, cắt khúc rồi nấu lấy nước, uống hằng ngày để thay cho nước lọc.
Cây sói rừng
Đây được xem là một loại thuốc quý có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau nhức, điều hòa hệ thống miễn dịch và tiêu độc hiệu quả. Để chữa gút bằng cây sói rừng, bạn có thể lấy lá hoặc rễ cây rửa sạch, cho vào nước đun sôi rồi uống hằng ngày.
Lá lốt
Bạn dùng lá lốt phơi, sau đó đem sắc nấu nước uống. Duy trì đều đặn thói quen uống nước lá. Nó sẽ có tác dụng giảm đau, thanh lọc và giải độc cơ thể.
Lá bằng lăng
Trong lá cây bằng lăng có chứa chất valeric axit dilactone. Hoạt chất này có tác dụng ức chế xanthine oxidase, từ đó giúp giảm Axit Uric hiệu quả.
Lá tía tô
Lá tía tô còn đặc biệt có tác dụng để trị bệnh gút, làm giảm đáng kể các cơn đau do gout gây ra, ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn, chống viêm và ức chế quá trình tiến triển của bệnh gút. Có thể dùng lá tía tô để đắp, để uống hoặc đun nước để ngâm trong quá trình điều trị bệnh gout.
Những “bài thuốc” dân gian này chưa có luận cứ khoa học cụ thể mà chỉ là tương truyền trong dân gian. Vì thế hiệu quả đến đâu thì còn phụ thuộc vào khả năng hấp thu, cơ địa của mỗi người. Hy vọng, những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đối phó giảm bớt được cơn đau tái phát.