Thứ sáu, 22/11/2024 | 05:46
RSS

Bất cẩn, người đàn ông bị máy chém đứt lìa bàn tay

Thứ hai, 01/06/2020, 06:24 (GMT+7)

Trong khi lao động, người đàn ông ở Khánh Hòa đã bất cẩn bị máy chém đứt lìa bàn tay trái. Bàn tay đứt lìa ngay sau đó đã cùng "chủ nhân" tới bệnh viên (BV) để cấp cứu.

Do bất cẩn, người đàn ông bị máy chém đứt lìa bàn tay
Bàn tay sau khi được các bác sĩ thực hiện ghép nối. Ảnh sức khỏe Đời Sống.

 Ông Quang, 54 tuổi ở Khánh Hòa đã bất cẩn bị máy chém đứt lìa bàn tay trái. Theo Báo Sức Khỏe Đời Sống, ngay lập tức người nhà đưa ông Quang vào BVĐK tỉnh Khánh Hòa để cấp cứu. Tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ khoa Cấp cứu, BVĐK tỉnh Khánh Hòa xác định ông Hòa đứt lìa bàn tay trái, được sơ cứu và chuyển lên phòng mổ...

Các bác sĩ của BVĐK tỉnh Khánh Hòa đã phẫu thuật kết hợp xương, khâu nối mạch máu thần kinh, gân cơ. Hiện nay, sau mổ 4 ngày, các ngón tay của bệnh nhân đã ấm hồng, cử động được. May mắn được sự cứu chữa tận tình, các bác sỹ đã cứu được bàn tay của ông.

Ngoài ra, theo Báo Dân Trí thông tin, cách xử trí người bị tai nạn đứt lìa một phần cơ thể. Người nhà có thể di chuyển người bị thương ra khỏi môi trường bị nạn.Cầm máu vết thương. Đối với các chi nhỏ (ngón tay hoặc chân, bàn tay, cổ tay): Có thể băng ép trọng điểm cầm máu.

Đối với các chi lớn (bàn chân, cổ chân, cánh tay, cẳng chân): Garo cầm máu, nếu trong điều kiện khó khăn không có sự hỗ trợ y tế có thể dùng vải sạch quấn nhiều vòng quanh chi. Lưu ý không siết quá chặt phía trên vết đứt rời 10cm để garo (nếu thời gian vận chuyển người bệnh từ nơi bị nạn đến bệnh viện dài thì nên xả garo 90 phút một lần).

Đồng thời, đặt người bệnh nằm và giữ ấm cơ thể bằng cách đắp chăn lên người. Nâng cao vị trí vết thương lên cao bằng tim để duy trì tuần hoàn và lưu lượng máu tới các cơ quan quan trọng. Cần tránh mất máu là ưu tiên trong bước sơ cứu này.

Các thao tác cần phải cẩn thận bảo quản bộ phận bị đứt lìa cùng nạn nhân đến bệnh viện có chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình càng sớm càng tốt.

Trúc An (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN