Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:23
RSS

Bạn không nên uống thuốc bắc đã đun cháy

Thứ hai, 27/03/2017, 13:52 (GMT+7)

Thuốc bắc nếu bị đun cháy thì có nên sử dụng nữa không?

Thuốc bắc nếu bị đun cháy

Thuốc bắc nếu bị đun cháy 

Đại đa số thuốc bắc là loại thực vật hoang dã, các thành phần hữu hiệu tương đối phức tạp, chủ yếu là kiểm sinh vật, tạo tố, chất chán, dầu bốc hơi, chất bột...

Một loại thuốc, thường là mang theo nhiều thành phần hữu hiệu. Thuốc bắc sở dĩ có thể chữa trị bệnh tật, là vì nó có chứa thành phần hữu hiệu. Thuốc bắc cần phải đun lên, mục đích là để chiết ra thành phần hữu hiệu trong thuốc, lợi cho việc chữa bệnh.

Công hiệu chữa bệnh của thuốc bắc có liên quan rất lớn với cách đun thuốc. Thời gian đun thuốc ngắn quá, không chiết ra hết thành phần hữu hiệu của thuốc, ảnh hưởng hiệu quả chữa bệnh nhưng nếu quá thời gian có thể khiến thuốc bắc bị đun chát.

Bởi vì nếu thời gian đun thuốc lâu quá, có thể làm cho thành phần hữu hiệu (ví dụ như thành phần bốc hơi) bị phân hủy hoặc mất đi, và còn có thể cháy thuốc. Thuốc bắc đun cháy thì tính chất của nó sẽ bị thay đổi.

Ví dụ, thuốc bổ nếu bị đun cháy, vị thuốc sẽ bị chuyển từ ngọt thành đắng, không còn tác dụng bổ nữa, thang thuốc dùng cho hoạt huyết tan tụ máu, sau khi đun cháy, sẽ thành ra có tác dụng tụ máu.

Đại đa số thuốc bắc nếu bị đun cháy, thành phần hữu hiệu sẽ bị phân huỷ, thậm chí hiệu quả chữa bệnh ngược lại; đáng lẽ thanh nhiệt thì không thanh nhiệt, đáng để bồi bổ thì không bồi bổ. Do vậy, nếu thuốc bắc đã bị đun cháy thì không nên dùng.

Chu Huyền (Tổng hợp)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Để giảm cân và duy trì mức năng lượng cao trong mùa đông, có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung một số loại trái cây.