Dược tính của mận
Trước khi áp dụng bài thuốc trị đái tháo đường từ quả mận, cần tìm hiểu kỹ dược tính của cây mận. Mận là giống cây ăn quả được trồng nhiều tại miền núi phía Bắc nước ta. Cây ra hoa vào mùa xuân và ra quả vào mùa hè, quả mận vị chua ngọt rất được ưa chuộng.
Mận còn có tên lý thực, lý tử,… Theo y học cổ truyền, tất cả các bộ phận của cây mận gồm quả, nhân hạt, lá, nhựa, vỏ rễ, rễ,… đều có tác dụng chữa bệnh. Tác dụng của quả mận là sinh tân lợi thủy, thanh can điều nhiệt nên thường được dùng để tiêu khát. Ngoài ra, quả mận chữa bệnh thủy thũng, âm hư nội nhiệt, hư lao cốt chưng rất hiệu quả.
Trong khi đó, rễ mận vị đắng, tính hàn nên có công dụng thanh nhiệt giải độc. Lá mận vị chua, tính bình chuyên trị các vết thương do sang chấn. Nhân hạt mận (lý hạch nhân) vị ngọt đắng, tính bình giúp tán ứ, nhuận tràng, lợi thủy,…
Theo Tây y, trong quả mận có hàm lượng vitamin C, acid hữu cơ, đường, alanin, serin, glycine, glutamine, asparagin dồi dào. Đặc biệt, mận giàu chất xơ, không có cholesterol xấu và chất béo nên rất tốt cho những người muốn giảm cân.
Bài thuốc dân gian từ mận
- Bài thuốc trị đái tháo đường: Quả mận tươi chọn loại chưa chín hẳn, quả còn hơi xanh. Dùng 0,5 kg mận tươi đem rửa sạch, bỏ hạt, ép lấy nước chia uống thành 3 lần/ngày. Công dụng của quả mận là giảm đường huyết của người bị bệnh tiểu đường, dùng liên tục trong 10 ngày.
- Vết thương do côn trùng đốt: Hạt mận rửa sạch, giã nát đem đắp lên vết thương khoảng 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Ngày đắp 2 lần.
- Đau nhức răng: Rễ mận 30 gram sắc đặc với 100ml nước sạch dùng làm thuốc ngậm từ 5 – 7 phút vào 3 buổi sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tục trong 5 ngày để tác dụng của quả mận phát huy hết.
- Nhuận tràng: Nhân hạt mận 10 gram, hạnh nhân 10 gram, đào nhân 10 gram cho vào ấm sắc cùng 700ml nước. Sắc đến khi còn khoảng 250ml chia làm 2 lần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 10 ngày.
- Đau xương khớp do đổi thời tiết: Lá mận 50 gram, lá dâm bụt, lá si, lá đào, lá thài lài tía mỗi thứ 30 gram đem rửa sạch, giã nhỏ, sao vàng rồi ngâm với rượu từ 5 – 10 ngày. Dùng rượu này để xoa bóp chỗ đau khớp 2 lần/ngày.
- Trị sạm, nám da: Nhân hạt mận nghiền thành bột mịn rồi trộn với lòng trắng trứng đem đắp mặt nạ từ 1 – 2 lần/ngày, thực hiện liên tục trong 7 ngày để có kết quả tốt.
- Làm đẹp da mặt: Ngoài công dụng chữa bệnh như trị đái tháo đường, một công dụng của quả mận ít người biết là dưỡng da mặt mềm mại, trẻ đẹp. Cách thực hiện như sau: Quả mận tươi 250 gram rửa sạch, bỏ hạt, giã nát rồi ép lấy nước cốt. Hòa nước cốt quả mận với 250ml rượu gạo, cho hỗn hợp vào lọ kín có nắp để dùng dần, ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 10 – 20ml.