Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:04
RSS

Bài thuốc dùng khi bé bị khản tiếng không ho

Thứ sáu, 25/11/2022, 09:43 (GMT+7)

Bé bị khản tiếng không ho thường khiến cả nhà lo lắng, bất an. Tình trạng này có thể thuyên giảm nhanh chóng nếu áp dụng bài thuốc dân gian trị khản tiếng, giảm đau họng.

Bé bị khản tiếng không ho

Bé bị khản tiếng không ho có thể khiến cả nhà lo lắng

Chỉ rõ nguyên nhân bé bị khản tiếng không ho

Khản tiếng không ho là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ. Trẻ bị khản tiếng (hay khàn tiếng, khan tiếng), giọng nói bị thay đổi nhưng không kèm theo ho, nhưng có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như sổ mũi, mệt mỏi, ăn uống ít…

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khản tiếng. Việc tìm hiểu nguyên nhân chính xác sẽ giúp cha mẹ biết cách phòng ngừa cũng như điều trị tình trạng khản tiếng ở trẻ.

La hét và khóc to

Khi trẻ khóc và la hét quá to và quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến dây thanh quản, thậm chí có thể tổn thương dây thanh quản dẫn đến khản tiếng.

bé bị khản tiếng không ho
Trẻ la hét và khóc to là nguyên nhân dẫn đến khản tiếng

Viêm thanh quản

Dây thanh âm bị tổn thương, kích ứng có thể gây viêm thanh quản, khiến trẻ bị khản tiếng nhưng không ho.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản có thể ảnh hưởng đến dây thanh quản và đường hô hấp của trẻ dẫn đến khản tiếng.

Tiếp xúc với chất gây dị ứng

Tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng như lông động vật, khói bụi, phấn hoa… cũng có thể khiến trẻ bị phù nề dây thanh quản, dẫn đến khản tiếng.

Đặc biệt, trẻ hít phải khói thuốc lá khi trong gia đình có người lớn hút thuốc cũng dễ bị khản tiếng. Vì nicotin trong khói thuốc làm khô và kích ứng niêm mạc thanh quản.

bé bị khản tiếng không ho
Trẻ có thể bị dị ứng, khản tiếng do khói thuốc lá

Một số vấn đề sức khỏe khác

Nhiều vấn đề sức khỏe cũng gây khản tiếng như suy yếu thần kinh hoặc cơ làm suy yếu chức năng của thanh quản, chứng khó thở hoặc rối loạn giọng do căng cơ…

Bé bị khản tiếng không ho điều trị thế nào?

Sau khi xác định được các nguyên nhân khiến bé bị khản tiếng sẽ giúp tìm ra biện pháp xử trí phù hợp.

1. Điều trị từ nguyên nhân chính

Nếu khản tiếng do trẻ la hét và khóc to thì chỉ cần chờ một vài ngày là tình trạng khản tiếng sẽ thuyên giảm.

Nếu nguyên nhân là do tiếp xúc với các chất gây dị ứng thì cần để trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng, vệ sinh nhà cửa và phòng ngủ cho trẻ thật sạch, dùng máy lọc không khí trong phòng để giảm nguy cơ dị ứng.

Nếu nghi ngờ nguyên nhân là do trào ngược dạ dày thực quản, viêm thanh quản hay các vấn đề sức khỏe khác, cha mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

2. Áp dụng các bài thuốc dân gian

Dân gian có một số bài thuốc thường được áp dụng khi bị khản tiếng, cha mẹ có thể tham khảo để dùng cho trẻ. Tiêu biểu như:

  • Bài thuốc từ giá đỗ: giá đỗ có công dụng làm dịu cổ họng, giảm viêm dây thanh quản. Giã nát 1 nắm giá đỗ rồi lọc lấy nước. Ngậm nước giá đỗ trong miệng, nuốt từ từ. Áp dụng cách này 2-3 lần một ngày, thực hiện vài ngày để có hiệu quả.
  • Bài thuốc từ lá hẹ: lá hẹ thường được dùng để trị ho, viêm họng, khản tiếng do có chứa chất kháng sinh tự nhiên, giúp ức chế virus và vi khuẩn gây hại. Chưng một nắm lá hẹ với 3 thìa mật ong cho chín nhừ. Uống nước lá hẹ mật ong khoảng 3 lần mỗi ngày, nên thực hiện vài ngày để giảm triệu chứng.
  • Bài thuốc từ gừng tươi: gừng có tính ấm, giúp chống viêm, giảm đau và hỗ trợ phục hồi dây thanh quản. Thái vài lát gừng tươi, ngâm trong nước sôi rồi cho thêm một chút mật ong cho dễ uống.
  • Bài thuốc từ quả lê: quả lê tính mát, giúp bổ phổi, tốt cho thanh quản nên cũng thường được dùng để trị ho, đau họng, khản tiếng. Hấp cách thủy một quả lê với chút đường phèn, gừng tươi, mật ong khoảng 30 phút. Chắt lấy nước rồi uống khi còn ấm sẽ giúp giảm khản tiếng.

bé bị khản tiếng không ho
Bài thuốc từ quả lê giúp giảm khản tiếng khá hiệu quả

3. Dùng sản phẩm xịt họng thảo dược

Ngoài việc áp dụng các bài thuốc dân gian, khi bé bị khản tiếng, cha mẹ có thể cho bé dùng dung dịch xịt họng thảo dược, vừa an toàn lại tiện lợi, không phải mất công chưng hấp các nguyên liệu.

Trên thị trường có nhiều sản phẩm dung dịch xịt họng thảo dược, nhưng cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm và hỏi kỹ người bán hàng, bởi không phải sản phẩm nào cũng dùng được cho trẻ nhỏ.

Dung dịch Xịt Họng thảo dược – hỗ trợ giảm viêm thanh quản cho bé

Trên thị trường có nhiều sản phẩm xịt họng giúp hỗ trợ giảm viêm thanh quản. Tiêu biểu như Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Kid.

Dung dịch xịt họng chiết xuất từ các thảo dược tốt cho vùng hầu họng như kim ngân hoa, lá trầu không, hoa đu đủ đực, lá đào… Sản phẩm được thiết kế dạng vòi xịt dài, giúp đưa dung dịch vào sâu trong cổ họng, có tác dụng tại chỗ. Sản phẩm có hương cam tự nhiên, dùng được cho trẻ trên 1 tuổi.

Nếu xịt đúng cách, sản phẩm sẽ giúp hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng ngứa họng, ho, đau họng, rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản.

Hướng dẫn cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt: Xịt vào họng trẻ ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.

Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Nếu bé bị khản tiếng không ho, cha mẹ có thể tham khảo sử dụng.

DUNG DỊCH XỊT HỌNG NHẤT NHẤT KID

bé bị khản tiếng không ho- Dùng để làm sạch họng, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên, phòng ngừa khả năng gây bệnh mũi họng theo thời tiết

- Hỗ trợ làm giảm nhanh triệu chứng ngứa họng, ho, đau họng, rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản.

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại