Thứ năm, 02/05/2024 | 22:55
RSS

Ăn bánh chưng có béo không? Mách nhỏ cách ăn bánh chưng không béo Tết Giáp Thìn 2024

Thứ bảy, 10/02/2024, 13:00 (GMT+7)

Ăn bánh chưng có béo không? là câu hỏi của nhiều người mỗi khi Tết đến xuân về bởi đây là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

1 chiếc bánh chưng chứa bao nhiêu calo?

Bánh chưng là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong mâm cơm và mâm cỗ cúng ngàyTết Nguyên Đán của nhiều gia đình Việt. Một chiếc bánh chưng với trọng lượng gần 1kg sẽ có gạo nếp; thịt lợn, đỗ xanh; hành củ, tiêu với đầy đủ các nhóm chất gồm chất béo, nhóm đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Nhiều người rất thích ăn bánh chưng nhưng không biết ăn nhiều có béo không. Để biết được điều này trước hết ta cần biết một cái bánh chưng bao nhiêu calo?

Ăn bánh chưng có béo không? Mách nhỏ cách ăn bánh chưng không béo Tết Giáp Thìn 2024

Theo đó, chỉ có thể tính được bánh chưng bao nhiêu calo bằng các nguyên liệu làm lên nó, dựa vào bảng thành phần thực phẩm Việt Nam được công bố bởi Bộ Y tế. Trong cùng trọng lượng 100 gam Bánh Chưng gồm có:
 
Gạo nếp: 344 kcal, 74,5 gam carb 8,6 gam protein 1,5 gam chất béo

Đậu xanh: 328 kcal, 53,1 gam carb, 23,4 gam protein 2,4 gam chất béo

Thịt lợn ba chỉ( ba rọi): 260 kcal, 0 gam carb 16,5 gam protein, 21,5 gam chất béo

Hạt tiêu: 231 kcal 

Muối: Không chứa nhiều năng lượng đáng kể.

Vậy 1 chiếc bánh chưng 750 gam sẽ chứa khoảng 2.472 kcal. Mỗi 1 gam bánh chưng chứa xấp xỉ 3,3 kcal. 

Ăn bánh chưng có béo không?

Với lượng calo và dinh dưỡng cao như vậy nên trung bình ¼ miếng bánh chưng sẽ mang đến khoảng 500 calo, tương đương 2 chén cơm. Vì thế, nếu chỉ ăn 2-3 miếng bánh chưng mỗi ngày thì chúng ta đã dư lượng calo cần nạp vào cơ thể, khả năng tăng cân là rất cao. Đặc biệt, điều này càng dễ xảy ra hơn nếu chúng ta ăn bánh chưng rán bởi lượng calo của chúng đã tăng lên 1,5-2 lần so với miếng bánh chưng thông thường. Ăn nhiều bánh chưng rán còn khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Bài mùng 1 tết. Ăn bánh chưng có béo không? Mách nhỏ cách ăn bánh chưng không béo Tết Giáp Thìn 2024

Ngoài nguy cơ tăng cân, ăn bánh chưng nhiều còn làm tăng mỡ, tăng lượng đường trong máu gây bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch… Vì vậy, chúng ta không nên ăn bánh chưng nhiều dù có yêu thích đến đâu đi chăng nữa. 

Mách nhỏ cách ăn bánh chưng không béo Tết Giáp Thìn 2024

- Ăn kèm nhiều loại rau xanh để chống ngán hiệu quá và cung cấp thêm chất xơ tuyệt vời giúp điều tiết hệ tiêu hóa, chống táo bón.

-  Ăn với củ kiệu, dưa hành muối chua giúp bánh chưng tiêu hóa tốt hơn, hạn chế được việc tăng cân. 

- Không ăn kèm với các món tinh bột khác như cơm, xôi, bánh mì nữa để hạn chế lượng tinh bột hấp thụ vào cơ thể. 

- Không ăn nhiều bánh chưng rán vì nó thường tích tụ rất nhiều chất béo.

- Không ăn bánh chưng vào buổi tối vì đây là thời gian nghỉ ngơi, nếu ăn nhiều nhưng lại hoạt động ít, mức tiêu hao năng lượng thấp hơn so với năng lượng được hấp thu. Lâu dần sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ra bệnh béo phì. 

- Nên ăn bánh chưng vào buổi sáng, trưa vì sau khi ăn cơ thể hoạt động nhiều sẽ giúp tiêu hao đi bớt chất béo có trong bánh chưng.

- Chỉ nên ăn khoảng 100g bánh, tức 1/8 cái bánh chưng

Những người không nên ăn bánh chưng

Người bị bệnh tiểu đường: Vì bánh chưng rất giàu năng lượng, chứa nhiều chất béo, đạm, vitamin, đường, chính vì vậy với người mắc bệnh tiểu đường, ăn bánh chưng có thể khiến đường huyết tăng vọt, khiến tình trạng bệnh trở nên khó kiểm soát. Người bệnh tiểu đường nên hỏi tư vấn của bác sĩ về lượng bánh chưng nên tiêu thụ trong dịp Tết.

Người bị đau dạ dày: Thành phần gạo nếp và đỗ xanh trong bánh chưng sẽ tạo ra hơi, không tốt cho người đau dạ dày. Nguyên nhân là vì khi ăn quá nhiều đồ nếp, dạ dày sẽ bị ức ách, khó chịu và dễ bị ợ chua.

Người hay bị mụn nhọt: Thành phần của bánh chưng chủ yếu là gạo nếp, có tính nóng nên những người hay bị mọc mụn, nhọt ăn nhiều bánh chưng có thể khiến tình trạng mụn nhọt thêm nghiêm trọng.

Người cao huyết áp, bệnh tim mạch: Bánh chưng chứa hàm lượng đạm và chất béo rất cao, người bệnh tim mạch và cao huyết áp nếu tiêu thụ quá nhiều các chất này sẽ khiến tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị bệnh thận: Bánh chưng cũng là món ăn được liệt kê vào số những món có chứa nhiều muối, ảnh hưởng xấu tới những người đang mắc bệnh thận.

Thúy Vũ (Tổng hợp)
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại