Thứ hai, 29/04/2024 | 23:47
RSS

9 mẹo điều trị cảm lạnh bằng y học cổ truyền

Chủ nhật, 17/03/2024, 07:17 (GMT+7)

Theo y học cổ truyền, cảm lạnh là do mất cân bằng giữa nội khí và ngoại khí, khiến hàn tà xâm nhập và gây bệnh. Tìm hiểu 9 mẹo điều trị cảm lạnh ngay tại nhà, hạn chế dùng thuốc tân dược.

Y học cổ truyền có nhiều phương pháp giúp điều trị cảm lạnh

MỤC LỤC:
Nguyên nhân cảm lạnh theo y học cổ truyền
Vai trò của Đông y trong điều trị cảm lạnh
9 mẹo điều trị cảm theo phương pháp y học cổ truyền

Nguyên nhân cảm lạnh theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, cảm lạnh thường xuất phát từ sự mất cân bằng của yếu tố nội khí và ngoại khí trong cơ thể. Khi năng lượng ngoại khí (bao gồm yếu tố như gió, lạnh, ẩm) xâm nhập vào cơ thể nhiều hơn so với khả năng cân bằng của nội khí, hệ thống miễn dịch sẽ bị suy yếu và dễ dàng bị tấn công bởi các vi khuẩn và virus, gây ra các triệu chứng của cảm lạnh.

Vai trò của Đông y trong điều trị cảm lạnh

Đông y có vai trò quan trọng trong việc điều trị cảm lạnh bằng cách cân bằng lại năng lượng trong cơ thể và kích thích hệ thống miễn dịch. Các bài thuốc Đông y có tác dụng loại bỏ ngoại tà xâm nhập từ đó trị căn nguyên cảm lạnh.

Ngoài ra, các bài thuốc và phương pháp từ Đông y thường được sử dụng để giảm các triệu chứng của cảm lạnh như đau họng, nghẹt mũi, ho và sốt, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể.

9 mẹo điều trị cảm theo phương pháp y học cổ truyền

1. Sử dụng gừng và mật ong

Gừng có tính ấm và kháng khuẩn, giúp kích thích tuần hoàn máu và giảm các triệu chứng của cảm lạnh. Hãy thêm gừng vào trà hoặc nước ấm kết hợp với mật ong để làm dịu đau họng và giảm cảm giác khát.

Trà gừng mật ong làm ấm cơ thể, kháng viêm giúp đẩy lùi bệnh cảm

2. Nước hồi và mật ong

Hồi có tính nhiệt và tiêu viêm, giúp giảm đau họng và làm dịu đường hô hấp. Pha một ít hồi vào nước sôi, sau đó thêm mật ong và uống hàng ngày để hỗ trợ hệ miễn dịch.

3. Xông cảm với cây tùng và bạc hà

Hương cây tùng và bạc hà giúp thanh lọc không khí, đồng thời còn giúp giảm viêm, giảm ngạt mũi và làm dịu đường hô hấp. Thêm một ít dầu hương cây tùng và tinh dầu bạc hà vào nước sôi dùng để xông sẽ giúp giảm triệu chứng của cảm lạnh.

Xông cảm giúp giảm nghẹt mũi, dịu đường hô hấp

4. Dùng hạt sen với cam và mật ong

Hạt sen có tính lợi tiểu và làm mát, giúp giảm sốt và mát gan. Pha hạt sen vào nước sôi, sau đó thêm cam và mật ong để uống hàng ngày để giảm triệu chứng của cảm lạnh.

5. Nghệ và mật ong

Nghệ có tính kháng khuẩn và kháng viêm. Uống nước nghệ pha với mật ong hàng ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm triệu chứng của cảm lạnh.

6. Tắm hơi

Đây là một phương pháp phổ biến trong y học cổ truyền để giảm đau cơ, giảm căng thẳng và giúp thông mũi. Xông hơi còn giúp mở các lỗ chân lông, phát tán phong hàn hiệu quả.

Xông hơi giúp mở các lỗ chân lông, phát tán phong hàn hiệu quả

7. Bài thuốc từ hoa cúc và hồi

Pha 3-6g hoa cúc và 6-10g hoa hồi với nước sôi, uống 2 lần mỗi ngày. Bài thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm cảm giác khát và làm dịu đau họng.

8. Bài thuốc từ công anh và cam thảo

Pha 1-2g bồ công anh và 3-6g cam thảo với nước sôi, uống 2-3 lần mỗi ngày. Bài thuốc này có tác dụng giảm đau họng, nâng cao hệ miễn dịch và kích thích quá trình giải độc cơ thể.

9. Bài thuốc giải cảm, phát tán phong hàn

Đông y có bài thuốc giải cảm, phát tán phong hàn hiệu quả, từ các dược liệu như cam thảo, hương phụ, phòng phong, sinh khương, tía tô, trần bì, kinh giới, mạn kinh tử, tần giao, xuyên khung…

Bài thuốc giúp phát tán phong hàn, giảm các triệu chứng của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ sản xuất tại Nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Giải Cảm Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Giải Cảm Đông y dạng viên nén (ví dụ: Giải Cảm Nhất Nhất) hiện có bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị bệnh cảm có thể tham khảo sử dụng để điều trị.

Trên đây là một số mẹo, bài thuốc giải cảm có hiệu quả trong y học cổ truyền. Bạn có thể tham khảo để áp dụng giúp điều trị và tăng cường sức khỏe cho cả gia đình.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO GIẢI CẢM NHẤT NHẤT

Thành phần: 
(cho một viên nén bao phim): 460 mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương:
Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 230,4 mg 
Hương phụ (Rhizoma Cyperi) 494 mg 
Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 329,2 mg 
Sinh khương (Rhizoma Zingiberis Recens) 806,4 mg 
Tía tô (Folium Perillae frutescensis) 494 mg 
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 494 mg 
Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae) 329,2 mg 
Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliate) 329,2 mg 
Tần giao (Radix Gentianae) 329,2 mg 
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 164,4 mg 
Tá dược vừa đủ 1 viên.

Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: phát tán phong hàn.
Chỉ định: Dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.

 

DS Trần Bích
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại