Thứ tư, 22/01/2025 | 21:55
RSS

7+ cách chữa đau đầu bằng ngải cứu tại nhà, hiệu quả nhanh

Chủ nhật, 03/12/2023, 14:36 (GMT+7)

Đã từ lâu, dân gian đã dùng ngải cứu để cải thiện tình trạng đau nhức đầu, giúp người bệnh tỉnh táo và đầu óc thông suốt hơn. Tuy nhiên, thực hư cách chữa đau đầu bằng ngải có hiệu quả không? Nếu có, thì cách dùng loại dược liệu này như thế nào? Và có cần chú ý gì không? Những vấn đề này sẽ được chia sẻ ngay trong bài

I - Dùng lá ngải cứu chữa đau đầu có hiệu quả không?

Ngải cứu là dạng cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 0.4 - 1m. Thân cành mọc sum suê, có rãnh và lông nhỏ. Lá mọc so le, thường ở dạng chẻ lông chim, mặt trên có màu xanh lục sẫm, mặt dưới có màu trắng phủ đầy lông. Ngải cứu là loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền với nhiều công dụng cho sức khỏe

Theo Đông Y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, quy vào 3 kinh can, thận, tỳ. Do vậy, ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết, giảm đau, hoặc trừ hàn thấp, cầm máu.

Dân gian sử dụng lá ngải cứu để chữa đau đầu cho thấy nhiều tác dụng tích cực, tuy nhiên việc sử dụng ngải cứu thường đem lại hiệu quả chậm nên cần dùng trong thời gian dài mới thu được kết quả như mong muốn.

Trị đau đầu bằng ngải cứu có hiệu quả không?

Lá ngải cứu được dân gian sử dụng trong việc chữa đau đầu

II - Cách trị đau đầu bằng ngải cứu hiệu quả nhất tại nhà

Dưới đây là một số biện pháp sử dụng lá ngải cứu để khắc phục đau đầu hiệu quả, bạn có thể lựa chọn biện pháp phù hợp để giúp làm giảm cơn đau đầu nhé:

1. Ngải cứu rang muối chữa đau đầu

Ngải cứu rang với muối là mẹo nhỏ mà nhân dân ta hay áp dụng để cải thiện tình trạng đau nhức đầu. Sự kết hợp này có tác dụng mang lại cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng thần kinh cho người bệnh.

Cách rang muối cùng với ngải cứu để giảm tình trạng đau nhức đầu như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu, 1 chiếc khăn mềm mỏng, 1 chút muối hạt.
  • Rửa sạch ngải cứu, cắt nhỏ ngải cứu.
  • Cho muối và ngải cứu vào 1 chiếc nồi (nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng nồi đất).
  • Rang muối và ngải cứu cho tới khi lá ngải cứu chuyển sang màu vàng.
  • Tắt bếp và đợi cho hỗn hợp nguội bớt.
  • Cho hỗn hợp này vào một chiếc khăn mềm, bọc lại. Dùng hỗn hợp này chườm lên vùng đầu trán bị đau, thái dương trong khoảng 15 phút.

Cách trị đau đầu bằng ngải cứu rang muối

Ngải cứu rang cùng muối là mẹo trị đau đầu hiệu quả tại nhà

2. Làm món trứng gà ngải cứu chữa đau đầu

Trứng rán ngải cứu là giải pháp hiệu nghiệm dành cho những người đang bị đau đầu, hoặc những người bị đau đầu khó chịu đến mức ăn không ngon, chán ăn.

Cách chế biến món ăn trứng rán với ngải cứu như sau:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: Một nắm lá ngải cứu non, 2 quả trứng gà.
  • Rửa sạch lá ngải cứu, cắt nhỏ cho vào một chiếc bát. Đập 2 quả trứng vào bát đựng ngải cứu, đánh tan và khuấy đều để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Thêm gia vị vào bát đựng trứng gà, khuấy đều cho gia vị tan hết.
  • Đổ hỗn hợp và chảo rán cho tới chín.
  • Tắt bếp và đổ hỗn hợp ra đĩa và thưởng thức.

Trứng gà ngải cứu chữa đau đầu

Trứng gà chiên ngải cứu là món ăn rất tốt cho người hay bị đau đầu

3. Trị đau đầu bằng ngải cứu, đậu đen, trứng gà

Thêm một món ăn khác cũng rất tốt cho người đang bị đau đầu, đó là món kết hợp giữa ngải cứu, trứng gà và đậu đen.

Mời bạn hãy cùng chúng tôi bắt tay ngay vào việc thực hiện món ăn này như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Lá ngải cứu (khoảng 100 gam), trứng gà (2 quả), đậu đen (150 gam).
  • Rửa sạch lá ngải cứu, thái nhỏ. Đồng thời, bạn cũng rửa sạch trứng gà.
  • Ngâm đậu đen trong nước khoảng vài giờ cho đậu đen mềm, tiếp theo đó hãy rửa sạch và đem nấu chín.
  • Tiếp theo, bạn thêm hỗn hợp lá ngải cứu, đậu đen và trứng gà cho vào nồi, đun cho tới khi chín.

Và cuối cùng, bạn vớt đậu đen, ngải cứu và trứng gà ra bát để thưởng thức nhé. Thường xuyên thực hiện biện pháp này khoảng 2-3 lần mỗi tuần thì bạn sẽ không còn bị cơn đau đầu “quấy rầy” nữa.

4. Cách hơ ngải cứu chữa đau đầu hiệu quả

Nếu bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị, chế biến các công thức dùng ngải cứu kết hợp cùng với nguyên liệu tự nhiên khác thì bạn có thể áp dụng một cách rất đơn giản đó là hơ ngải cứu để giảm đau đầu.

Các bước tiến hành rất đơn giản như sau:

  • Trước hết, bạn chuẩn bị sẵn khoảng 150 gam lá ngải cứu tươi, sau đó làm sạch và rửa với nước.
  • Đem lá ngải cứu này cho vào chảo hoặc nồi, rang cho tới khi nguyên liệu này đổi sang màu vàng nhạt.
  • Sau đó, vo tròn ngải cứu thành từng cuộn nhỏ. Đưa ngải cứu tới gần vùng đầu hoặc trán để hơ nóng.

Mỗi tuần thực hiện khoảng 4-5 lần để có thể cảm nhận rõ hiệu quả giảm đau nhức đầu.

5. Uống nước ngải cứu kết hợp lá khuynh diệp

Khuynh diệp (bạch đàn) có tác dụng làm thư giãn vùng cơ xung quanh đầu, làm xoa dịu cơn đau nhức đầu. Do đó, sự kết hợp ngải cứu và khuynh diệp cho hiệu quả tốt trong việc hạn chế tần suất cơn đau đầu gây ra.

Bạn có thể dùng ngải cứu và lá khuynh diệp để chế biến đồ uống, cách làm này cũng giúp người bệnh không còn lo bị đau đầu hành hạ và giúp cho hoạt động của hệ thần kinh tốt hơn.

Cách dùng ngải cứu và khuynh diệp trị đau đầu như sau:

  • Chuẩn bị: Lá ngải cứu, lá khuynh diệp, lá bưởi.
  • Rửa sạch toàn bộ các dược liệu này, và xếp vào nồi.
  • Rót khoảng hơn 1 lít nước vào nồi và đun sôi trong vòng hơn 10 phút.
  • Gạn lấy phần nước để uống.

Sử dụng nước uống làm từ lá khuynh diệp và ngải cứu thường xuyên trong khoảng 7 ngày sẽ thấy giảm hẳn đau đầu.

Trị đau đầu với ngải cứu và khuynh diệp

Có thể thêm một chút đường nếu nước khó uống

6. Xông ngải cứu chữa đau đầu, cảm cúm tại nhà

Dùng ngải cứu xông hơi có tác dụng giảm bớt căng thẳng thần kinh, giảm đau đầu do căng thẳng quá mức. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng ngải cứu cùng các dược liệu khác để xông hơi giảm đau đầu như sau:

  • Trước tiên hãy chuẩn bị sẵn các nguyên liệu như: lá ngải cứu, lá bưởi, lá bưởi, lá khuynh diệp, lá sả.
  • Cho các nguyên liệu này đi rửa sạch, để ráo bớt nước, và cho vào nồi. Thêm vào nồi khoảng hơn 1 lít nước để đun sôi hỗn hợp này.
  • Sau đó, tắt bếp và mở vung cho hỗn hợp đỡ nóng. Như vậy, bạn có thể tiến hành xông hơi bằng nồi nước này được rồi nhé.

Ngoài ra, nếu không thể chuẩn bị được các loại nguyên liệu tự nhiên kết hợp cùng với ngải cứu để chặn đứng cơn đau đầu thì bạn có thể dùng một mình ngải cứu để xông hơi. Cách làm rất đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: Lá ngải cứu tươi, túi vải hoặc khăn mềm.
  • Cho các loại nguyên liệu này đem đi rửa sạch, thái nhỏ và sao cho tới khi ngải cứu vàng nóng.
  • Dùng túi vải hoặc khăn mềm để bọc lại ngải cứu đã được sao nóng. Sau đó dùng ngải cứu để chườm nhẹ lên khu vực đang bị đau hoặc toàn bộ đầu.

7. Trị nhức đầu, hoa mắt bằng ngải cứu và mật ong

Mật ong có tác dụng giải tỏa căng thẳng cho hệ thần kinh, bổ sung năng lượng cho hoạt động của não bộ. Và vì vậy, đây cũng là thảo dược có thể khống chế được các cơn đau đầu, đem lại tinh thần minh mẫn và sảng khoái cho người bệnh.

Bạn cũng có thể kết hợp ngải cứu và mật ong để giảm đau nhức đầu để thu được hiệu quả mạnh mẽ hơn. Cách sử dụng ngải cứu và mật ong như sau:

  • Rửa sạch ngải cứu, có thể ngâm ngải cứu cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, vi sinh vật gây hại. Giã nát ngải cứu, lọc lấy phần nước cốt.
  • Thêm một lượng vừa phải mật ong vào nước cốt ngải cứu, tiếp theo bạn hãy khuấy hỗn hợp này.

Như vậy, bạn đã có được một loại đồ uống bổ dưỡng và cắt nhanh cơn đau đầu. Nên thực hiện biện pháp này liên tục trong 2 tuần, mỗi ngày khoảng 1-2 lần để sớm vượt qua hiện tượng đau đầu bạn nhé.

cách dùng ngải cứu và mật ong chữa nhức đầu

Mật ong kết hợp lá ngải cứu để trị đau đầu

III - Chữa đau đầu bằng lá ngải cứu cần lưu ý điều gì?

Có thể bạn chưa biết, ngải cứu hoàn toàn có thể gây độc nếu sử dụng sai cách. Hoặc thậm chí có trường hợp dùng không đúng còn làm nặng thêm tình trạng đau đầu. Vì vậy, khi dùng ngải cứu chữa đau đầu tại nhà, bạn cần chú ý tới những vấn đề như sau:

Ngải cứu có chứa hợp chất thujone, là chất có thể kích thích tới hoạt động hệ thần kinh, nếu dùng với hàm lượng vừa phải thì có tác dụng làm giảm đau đầu. Tuy nhiên, nếu dùng với liều cao quá mức thì có thể gây “phản tác dụng” như: cơn đau đầu trở nên dữ dội hơn, co giật, chân tay run, tế bào não tổn thương, hoặc thậm chí là tê liệt…

Liều dùng ngải cứu an toàn là: Mỗi lần chỉ nên sử dụng 30g, và không được vượt quá 2 lần mỗi tuần.

Lưu ý khi dùng ngải cứu chữa đau đầu

Chỉ nên dùng ngải cứu mỗi tuần 2 lần để tránh tác dụng không mong muốn

Một số trường hợp không nên dùng ngải cứu:

  • Bà bầu đang trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ: Theo nghiên cứu, những bà mẹ mới mang thai trong giai đoạn đầu không nên dùng ngải cứu, bởi trong loại dược liệu này có chứa thành phần methanol dễ gây sảy thai (đặc biệt nếu dùng quá 80-150 mg/ngày thì nguy cơ sảy thai là rất lớn).
  • Người bị rối loạn đường ruột: Ngải cứu có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột nên việc dùng ngải cứu sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
  • Bệnh nhân viêm gan: Trong ngải cứu có chứa tinh dầu, và một số dưỡng chất có trong tinh dầu ngải cứu có thể cho tình trạng bệnh diễn biến phức tạp. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng gan sưng to ra, rối loạn chức năng gan, dịch mật bị lẫn vào trong nước tiểu.
  • Không những vậy, người bị xơ vữa động mạch hoặc sỏi thận cũng hạn chế sử dụng loại dược liệu này.

Giải pháp sử dụng ngải cứu để đối phó với cơn đau đầu chỉ là tình thế, không thể khắc phục được “gốc rễ” nguyên nhân gây bệnh. Do vậy, người bệnh không nên đặt quá nhiều sự kỳ vọng vào biện pháp này, mà vẫn phải áp dụng các phương pháp chữa trị của bác sĩ.

Việc sử dụng ngải cứu để cải thiện tình trạng đau đầu có thể áp dụng cho các trường hợp đau đầu nhẹ, hoặc đau đầu vừa. Vậy nên, biết cách sử dụng loại dược liệu này sẽ giúp bạn vượt qua được cơn đau. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều cách sử dụng ngải cứu để giảm đau đầu.

DS. Hương Giang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại