Chủ nhật, 19/01/2025 | 09:21
RSS

Thẩm phán Mỹ "cả gan" chặn sắc lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Donald Trump là ai?

Thứ bảy, 04/02/2017, 15:35 (GMT+7)

Thẩm phán James Robart tuyên bố phán quyết có hiệu lực từ ngày 3/2, theo đó lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump có thể được dỡ bỏ ngay lập tức.

Thẩm phán liên bang Mỹ James Robart ở Seattle, bang Washington, ngày 3/2 ra phán quyết yêu cầu hoãn thi hành các điều khoản chính của sắc lệnh hạn chế nhập cư mà Tổng thống Donald Trump ký ban hành sau khi nhậm chức, theo Seattle Times.

Thẩm phán Robart là ai?

James L. Robart là một thẩm phán liên bang của Tòa án Mỹ cho các khu vực phía tây của bang Washington từ năm 2004 khi Tổng thống George W. Bush đề cử ông. 

Sinh năm 1947 tại Seattle (Mỹ), ông Robart tốt nghiệp Đại học Whitman vào năm 1969 và Trường Luật Georgetown vào năm 1973, nơi ông là biên tập viên chính của Tạp chí Luật Georgetown, theo tiểu sử chính thức trên trang web của Tòa án tiểu bang Mỹ. 

Ông James L. Robart. Ảnh: Internet

Tham gia tích cực và các hoạt động cộng đồng 

Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Patty Murray nhận xét ông Robart "luôn tham gia rộng rãi vào hoạt động cộng đồng thông qua công việc của mình và dành sự quan tâm đặc biệt tới tầng lớp thanh thiếu niên".

Ông Robart là cựu Chủ tịch Quỹ ủy thác thiếu nhi Seattle, có trách nhiệm giúp đỡ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và gia đình của họ ở thành phố Seattle. Ông cũng làm việc tích cực với với Hiệp hội Gia đình và Trẻ em của Washington, nơi cung cấp dịch vụ cho các gia đình để cải thiện cuộc sống của trẻ em.

Không phải lần đầu tiên là tâm điểm tin tức

Ông Robart đã từng gây ra tranh cãi trước đây và trở thành tâm điểm chú ý. Theo một video được đăng lên Twitter, ông Robart được cho là đã nói rằng "cuộc sống của người da đen có vấn đề" trong một phiên tòa trong tháng 8 năm 2016.

Câu nói trên được đưa ra trong một buổi điều trần cho vụ kiện đòi Sở Cảnh Sát Seattle chấp nhận thay đổi sau khi Bộ Tư pháp phát hiện cảnh sát đã sử dụng vũ lực quá mức." Các báo cáo Bộ Tư pháp cũng "quan ngại sâu sắc về việc làm của cảnh sát có thể có tác động tiêu cực tới cộng đồng dân cư thiểu số".

Ông Robart trong buổi điều trần cho vụ kiện đòi Sở Cảnh Sát Seattle chấp nhận thay đổi. Nguồn: strangervideo

Đại diện cho quyền lợi của người tị nạn Đông Nam Á

Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Orrin Hatch nhận xét ông Robart sẵn sàng là đại diện cho những người tị nạn tới từ Đông Nam Á trong suốt sự nghiệp của mình. "Ông đã hoạt động tích cực để giảm thiểu sự thiệt thòi, phân biệt đối xử trong công việc mà người tị nạn Đông Nam Á phải chịu đựng tại Mỹ".

"Bình đẳng và tôn trọng" 

Ông Robart luôn mong muốn sử dụng quyền lực của tòa án để giúp đỡ những người cảm thấy hệ thống pháp luật đang chống lại họ.

"Tôi đã gặp nhiều nguwoif cảm thấy rằng hệ thống pháp luật đang chống lại họ hoặc là không công bằng. Tôi nghĩ rằng thời gian của tôi cần dành để giúp đỡ và khiến họ thấy rằng hệ thống pháp lý đã được thiết lập dựa trên lợi ích của họ và nếu được sử dụng đúng cách, họ sẽ tìm thấy sự đền bù cho việc họ bị đối xử xấu", ông Robart cho hay.

Robart nói thêm rằng ông sẽ đối xử với tất cả mọi người "bình đẳng và tôn trọng" trong phòng xử án của mình. "Với kinh nghiệm trong phòng xử của tôi, tôi nhận ra rằng bạn cần phải đối xử với tất cả mọi người với lòng tôn trọng hết mức, để họ luôn cảm thấy luật pháp là công bằng với toàn dân". 

Hạnh Chi (Theo CNN)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

"Bức thư mà em đang viết đây thực sự là bức thư được viết bằng nét mực nhòe, trộn với nước mắt của em. Em viết bức thư này gửi chị với sự tiếc thương anh Trọng, người đã khuất và với sự quan tâm lo lắng cho chị…", trích thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith.