Thứ sáu, 22/11/2024 | 01:51
RSS

4 việc nhất định phải làm sau khi tiễn ông Táo để gia đình gặp may mắn, an lành

Thứ năm, 19/01/2017, 16:39 (GMT+7)

Trong 7 ngày vắng ông Táo, bạn nên làm những việc dưới đây để đón may mắn và phước lộc vẹn tròn vào nhà.

Theo quan niệm dân gian Việt Nam từ bao đời nay, Ông Công ông Táo là các vị thần bếp trông nom cuộc sống của toàn bộ gia đình. Thần Táo quân gồm ba vị định đoạt phước cho gia đình: một bà Táo và hai ông Táo.

Cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. Vì thế mà có tục cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.

Tuy nhiên, sau khi cúng tiễn xong, gia chủ phải lưu ý làm những việc sau để đón phước lộc được trọn vẹn, cả nhà luôn gặp may mắn.

việc nên làm sau khi cúng ông công ông táo1

Việc nên làm sau khi cúng ông công ông táo là gì?

Vẽ hình hoặc dán giấy đỏ có viết tên các Táo trên bếp

Từ ngày xa xưa, trong những ngày ông Công, ông Táo về chầu trời, mọi gia đình thường dựng cây nêu ngay trước cửa nhà để xua đuổi tà ma.

Đến nay, tục lệ đó không còn phổ biến nữa, mà thay vào đó, một số gia đình đã dán giấy đỏ có viết tên hoặc hình vẽ ông Táo trên tủ bếp.

Ý nghĩa của việc làm này là xua trừ tà khí và đồng thời cũng là chào đón các Táo trở về khi chủ nhà quá bận rộn vào đêm giao thừa. Đến cuối năm sau, khi Táo quân về chầu trời thì mọi người lại gỡ mảnh giấy cũ xuống đi hóa và dán một mảnh giấy đỏ mới lên.

Trang trí lại nhà cửa

Nhiều người tin rằng, cuối năm lau chùi, dọn dẹp đồ đạc, bỏ đi những đồ vật đã cũ, không cần thiết là một trong những cách để xua đuổi tà khí trong nhà. Đặc biệt quan trọng nhất là khu vực bếp núc, nơi gia đình thường xuyên sinh hoạt, quây quần bên mâm cơm hàng ngày.

Chú ý rằng, vào 11 giờ trưa ngày tất niên, mọi người có thể đốt 3 ngọn nến trước ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ và các vật phẩm phong thủy khác nếu như trong nhà có chúng.

việc nên làm sau khi cúng ông công ông táo2

Sau khi cúng ông công ông táo nên trang hoàng lại nhà cửa

Chuẩn bị bữa cơm tất niên đầm ấm

Ngày tất niên có thể là một ngày bất kỳ trong 7 ngày vắng các Táo, thế nhưng, các gia đình thường có thói quen tổ chức vào ngày cuối cùng của năm cũ.

Theo lệ xưa, bữa cơm tất niên yêu cầu các thành viên trong gia đình phải có mặt đầy đủ, không vắng một ai. Nếu nhưu có ai không thể quây quần cùng gia đình trong bữa cơm họp mặt cuối năm thì họ sẽ được thông báo ngày làm lễ để luôn hướng về gia đình.

Khi dự tiệc tất niên, mọi người trong gia đình nên ăn mặc chỉnh tề, tươm tất, đặc biệt phụ nữ nên đeo trang sức, tươi cười rạng rỡ để đón những may mắn, hạnh phúc, an lành đến với cả nhà.

Mở cửa, bật đèn đón sinh khí từ đất trời

Đêm 30 Tết, tất cả các cửa trong nhà phải được mở trước giao thừa, đèn nến được bật càng nhiều càng tốt, để cả nhà tràn ngập trong ánh sáng, đón nguồn sinh khí linh thiêng từ đất trời, mang lại sức sống và may mắn cho cả gia đình.

Vào thời khắc giao thừa, con cái sẽ chúc bố mẹ những lời tốt đẹp và cùng nhau lên chùa hái lộc đầu năm. Có nhiều người làm ăn đều chọn đêm giao thừa xuất hành với mong ước sẽ gặp nhiều thuận lợi, may mắn trong năm mới.

Clip: Nhiều người Việt đang cúng ông Công ông Táo sai cách? Nguồn: VTC14

L.H (T/h)
Theo Đời sống Plus