Nước muối sinh lý
Mẹ nên chọn loại nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ mũi, mắt cho bé những khi trời hanh khô hoặc bé có dấu hiệu sụt sịt hay vừa đi ra ngoài về. Khi bé bị sổ mũi nặng, mẹ dùng thuốc nhỏ mũi và kết hợp hút mũi cho bé thường xuyên sẽ giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên lạm dụng các loại thuốc này, chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Siro ho, long đờm
Nếu trong nhà có trẻ nhỏ thì các bậc cha mẹ nên dự trữ trong nhà các loại thuốc thiết yếu cho trẻ nhất là vào các thời điểm giao mùa trẻ rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp như ho, sốt và các triệu chứng khác.
Dự trữ siro ho, long đờm cho bé trong nhà là một việc rất cần thiết để trị những triệu chứng nhẹ, ngăn chặn tình trạng phát triển bệnh nặng trước khi đưa bé đến gặp bác sĩ.
Thuốc nhỏ mũi
Nếu bé bị sổ mũi mà áp dụng các phương pháp rửa mũi bằng nước muối sinh lý không khỏi dứt điểm thì mẹ nên sử dụng thuốc nhỏ mũi cho bé. Sau khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý, mẹ nên nhỏ thuốc vào mỗi bên mũi của trẻ theo đúng hướng dẫn để trẻ mau khỏi.
Mẹ không nên để trẻ sổ mũi lâu vì điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Thuốc hạ sốt
Khi trẻ bị sốt cao, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là nên hạ sốt cho bé ngay lập tức. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, nếu sốt trên 38,5 độ C thì nên cho bé uống thuốc hạ sốt. Với trường hợp bé trên 1 tuổi, khi sốt trên 39 độ C mới phải cho uống. Thuốc hạ sốt có thành phần chủ yếu là Paracetamol và liều lượng uống tùy theo cân nặng của trẻ chứ không phải độ tuổi. Bố mẹ chú ý điều này để dùng thuốc hạ sốt đúng cách cho bé.