Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:13
RSS

10 dấu hiệu bình thường của trẻ sơ sinh nhưng lại làm cho bố mẹ lo lắng

Chủ nhật, 26/03/2017, 19:00 (GMT+7)

Nhiều bậc phụ huynh trẻ thường chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé, vì thế họ có thể “giật mình thon thót” khi thấy bé có một vài biểu hiện lạ.

Biểu hiện bình thường của bé khiến cha mẹ lo lắng. Ảnh minh họa

Hắt hơi và ngạt mũi nhẹ

Ở những đứa trẻ mới sinh, hắt hơi và ngạt mũi nhẹ không phải là dấu hiệu của cảm cúm mà chỉ là do niêm mạc của mũi chưa hoàn toàn phát triển hoàn thiện. Vì thế, chỉ cần một vài tác nhân từ môi trường bên ngoài như căn sữa cũng có thể khiến bé hắt hơi hoặc nghẹt mũi.

Có thể nói, hành động này chỉ là phản xạ tự nhiên của việc tự vệ chứ không phải do bé bị nhiễm lạnh hay cảm cúm như thông thường.

Ra mồ hôi tay, chân

Bụng mẹ luôn là môi trường lý tưởng cho trẻ, vì thế khi vừa sinh, cơ thể bé chưa thể thích nghi với môi trường bên ngoài ngay lập tức. Do đó, cơ thể trẻ sẽ điều hòa thân nhiệt thông qua cách thoát mồ hôi ra bên ngoài, vì thế các mẹ cần lưu ý lau khô người cho trẻ đồng thời nhiệt độ trong phòng luôn ở mức ổn định, tránh thay đổi bất ngờ sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.

Thở không đều khi ngủ

Khi mới sinh, lồng ngực của bé thường nhỏ, vì thế quá trình trao đổi khí cũng ít hơn ngươi lớn. Ở những đứa trẻ sơ sinh, số lần hô hấp dao động từ 40-50 lần/phút, đồng thời lúc này hệ thần kinh của bé cũng chưa hoàn toàn phát triển dẫn tới tình trạng bé thờ không đều, nhất là khi bé ngủ.

Nhịp thở của trẻ không đều nhất là khi ngủ. Ảnh: Internet

Bị sưng tuyến vú

Những đứa trẻ sơ sinh thường xuất hiện những nốt nhỏ như hạt đậu sau khi sinh từ 3-5 ngày, đặc biệt khi sờ vào sẽ có cảm giác mềm và khi bóp nhẹ còn có thể ra sữa. Tuy nhiên, các mẹ không nên lo lắng vì đó là do ảnh hưởng từ nội tiết tố estrogen từ cơ thể mẹ. 

2-3 tuần sau đó, tình huống này sẽ tự mất đi nên các mẹ không nên bóp mạnh vào tuyến vú của trẻ sẽ gây ra tình trạng sưng tấy hoặc nhiễm trùng, ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển tuyến vú của bé sau này.

Chảy máu âm đạo ở bé gái

Có một số bé gai, sau 1 tuần sinh thường xuất hiện tình trạng chảy máu ở âm đạo hoặc có một chút dịch nhầy trắng, tuy nhiên đây cũng chỉ là biểu hiện bình thường.

Xảy ra hiện tượng này là do sự ảnh hưởng từ nội tiết tố của mẹ, đồng thời lúc này nội mạc tử cung của bé cũng bắt đầu phát triển. Vì thế, thời gian này, các mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ âm đạo cho bé để tránh xảy ra tình huống bị nhiễm trùng.

Mọc nhiều hoặc ít tóc

Khi mới sinh, có những đứa trẻ thường rất ít tóc hoặc máu tóc không đen là do chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai, đồng thời còn ảnh hưởng từ yếu tố di truyền của gia đình. Vì vậy, các mẹ không cần quá lo lắng nếu trường hợp này xảy ra với bé.

Bé mọc ít tóc khiến nhiều mẹ lo lắng. Ảnh: Internet

Xuất hiện vết lõm nhỏ ở ngực

Có nhiều mẹ nghĩ rằng đó là dấu hiệu của bệnh tim, tuy nhiên theo chuyên gia về xương ngực thì vết lõm mà các mẹ nhìn thấy ở ngực bé có thể là phần xương cuối bị kéo rời ra. Một thời gian sau, khi bé đã lớn hơn và các cơ bụng, ngực sẽ đưa phần xương ấy về đúng vị trí của nó.

Mắt bị lé

Khi mới sinh, bé đang bắt đầu tập quan sát, mở rộng tầm nhìn cũng như làm quen với ánh việc phải cảm nhận ánh sáng. Phải mất một khoảng thời gian bé mới có thể học được cách kiểm soát cơ cũng như để có thể tập trung.

Vì thế, các mẹ không cần lo lắng nếu nhận thấy trong vòng 6 tháng đầu bé xảy ra tình trạng bị lác mắt, tuy nhiên từ tháng thứ 7 trở đi, nếu mắt bé vẫn bị như thế thì các mẹ nên đưa bé đi khám vì có thể bé bị suy giảm thị lực.

Lớp vảy dính trên da đầu

Những lớp vảy dính trên da đầu sẽ gặp ở bất kì đứa trẻ nào, thông thường chúng sẽ lan rộng và nhiều mẹ lo lắng rằng bé có thể bị viêm da đầu. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng thông thường và chúng sẽ mất đi sau đó, để lớp vảy này nhanh chóng mất đi, các mẹ có thể dung dầu em bé bôi lên đầu bé từ 2-3 lần\tuần.

Các mẹ chỉ nên đưa bé đi khám khi lớp vảy ấy lan rộng ra khỏi vùng da đầu tới vùng cổ hoặc vùng trán bởi có thể đó là dấu hiệu cho thấy bé bị bệnh về da.

Lớp vảy dính trên da đầu khiến cha mẹ lầm tưởng bé bị bệnh viêm da. Ảnh: Internet

Co giật ngẫu nhiên

Thông thường, khi mới sinh bé thường hay có những chuyển động như co cứng chân tay song đó chỉ là phản ứng bình thưởng của cơ thể trẻ. Trong vài tháng đầu, các mẹ sẽ thường bắt gặp những phạn xạ khác nhau của bé như giật mình khi gặp tiếng động mạnh hoặc ngẫu nhiên giật mình.

Sau 3-4 tháng, bé bắt đầu quen với môi trường bên ngoài, hành động này sẽ dần mất đi. Trường hợp nếu các mẹ không nhìn thấy hành động căng cơ, duỗi người của bé thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ.

Nguyễn Quỳnh (T/H)
Theo Đời sống Plus