Thứ sáu, 22/11/2024 | 06:36
RSS

Vùng đất giàu nhất "xứ sở bò tót" Catalonia xứ Catalan đòi ly khai

Thứ ba, 03/10/2017, 15:17 (GMT+7)

Catalonia xứ Catalan đòi ly khai khiến Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy vô cùng đau đầu.

Catalonia xứ Catalan đã "có quyền trở thành một nhà nước độc lập". Ông Carles Puigdemont, thủ hiến Catalonia đã tuyên bố như vậy sau khi người phát ngôn chính quyền vùng này hôm 2/10 khẳng định 90% trong số 2,26 triệu cử tri đã bỏ phiếu "thuận" trong cuộc trưng cầu liệu có tách khỏi Tây Ban Nha hay không.

Người ta đã nói rất nhiều về sự khác biệt giữa Catalonia với chính quyền, thậm chí đối với các khu vực tự trị khác như xứ Basque, xứ Andalusia, xứ Valencia... 

Riêng cái tên Catalonia cũng chẳng khiến người dân ở đây thích thú lắm. Họ viết theo tiếng Catalan là Catalunya, tức là khác luôn với chữ "Cataluña" trong tiếng Tây Ban Nha.

Vị trí của Catalonia xứ Catalan. Ảnh: Google map

Vị trí của Catalonia xứ Catalan. Ảnh: Google map

Từ nhiều năm nay, quyết tâm làm rõ sự khác biệt của Catalonia xứ Catalanđược thể hiện rõ ràng ở đội bóng - và là linh hồn của khu vực: Futbol Club Barcelona. 

Nếu để ý, khán giả sẽ thấy trong trận Barcelona gặp Sporting CP ngày 28/9, trên tay của tiền vệ đội trưởng Andres Iniesta có hai tấm băng. 

Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) từ lâu đã triển khai chiến dịch dùng bóng đá để lan tỏa thông điệp chống kỳ thị sắc tộc, bao gồm việc quy định đội trưởng của các đội bóng đá giải do họ tổ chức phải đeo tấm băng màu xanh với dòng chữ "Respect" (tôn trọng).

Nhưng Iniesta đã lấy tấm băng đội trưởng truyền thống với màu cờ biểu tượng  xứ Catalan chồng lên tấm băng "Respect" ấy. Từ nhiều năm nay, các đội trưởng của Barcelona luôn như vậy.

Năm 2006, Tây Ban Nha ban hành luật tự trị cho Catalonia. Tuy nhiên, Toà án Hiến pháp đã hủy bỏ và sửa đổi một phần luật này vào năm 2010, lập luận rằng trong khi xứ Catalan là "quốc tịch", Catalonia không phải là "quốc gia".

Catalonia xứ Catalan

Catalonia muốn rời Tây Ban Nha vì chuyện tiền nong. Ảnh: Reuters

Điều này gây nên sự giận dữ rộng khắp, hơn 1 triệu người đã phản đối quyết định này. Tạp chí Times giải thích: “Nhiều người Catalonia xứ Catalan đã lớn lên trong niềm tin rằng họ đơn giản không phải dân Tây Ban Nha”.

Phong trào ly khai phát triển mạnh trong vài năm qua khi tình hình kinh tế khó khăn. Catalonia là khu vực giàu có nhất ở Tây Ban Nha và cũng là nơi được công nghiệp hóa ở mức cao nhất, gồm nhiều trung tâm công nghiệp chế biến kim loại, chế biến thực phẩm, dược phẩm và hóa học.

Nơi đây cũng tự hào với ngành công nghiệp du lịch đang phát triển, nhờ các điểm đến nổi tiếng như Barcelona. Khu vực này chỉ chiếm 16% dân số nhưng đóng góp tới 20% kinh tế Tây Ban Nha.

Xứ Catalan thường phàn nàn về việc họ đóng góp cho chính phủ Tây Ban Nha nhiều hơn là nhận lại. Vào năm 2014, khoản chênh lệch này lên tới 11,8 tỷ USD.

Các cuộc khảo sát cho thấy dư luận đang bị chia rẽ. Một trong những cuộc thăm dò gần nhất hồi tháng 7 ghi nhận 41% số người được hỏi nói rằng họ ủng hộ và 49 % cho biết họ phản đối ly khai.

Vào năm 2014, các nhà lãnh đạo Catalonia tổ chức một cuộc khảo sát không chính thức về vấn đề tách ra khỏi Tây Ban Nha. Khi đó, khoảng 1/3 số cử tri đã tham gia, trong đó 80% đã bày tỏ nguyện vọng độc lập. Trong cuộc bầu cử năm 2015, các đảng ủng hộ Catalonia ly khai giành được 48% phiếu bầu, trong khi con số các đảng ủng hộ Tây Ban Nha giành được là 40%.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN