Thứ hai, 25/11/2024 | 04:09
RSS

Vừa chăm con, vừa xem điện thoại: Mẹ dừng lại ngay nếu không muốn con bị ung thư não

Thứ ba, 30/05/2017, 06:10 (GMT+7)

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bức xạ điện từ của điện thoại di động sẽ làm tổn thương não bộ con người, cũng như tăng nguy cơ ung thư não, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Sóng điện thoại ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của trẻ

Ngày nay, việc dùng điện thoại phổ biến đến mức, các sản phụ ngay khi sinh con đã vội cầm điện thoại để “check in”, thông báo tin vui đến gia đình, họ hàng, bạn bè

Nhưng họ không hề biết rằng việc dùng điện thoại ngay khi em bé đang nằm bên cạnh có tác hại khủng khiếp như thế nào.

ung thư não do tiếp xúc sóng điện thoại di động

Trẻ có thể bị ung thư não do thói quen dùng điện thoại di động của mẹ

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bức xạ điện thoại làm chậm tới 40% khả năng phát triển của não bộ. Đặc biệt trong những tháng đầu đời, khi cơ thể trẻ sơ sinh còn rất yếu và đang từng bước làm quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ, thì bức xạ điện thoại càng gây hại nhiều hơn.

Việc để trẻ sơ sinh liên tục tiếp xúc với sóng điện thoại trong phạm vi gần khiến trẻ kém thông minh, khó ngủ, quấy khóc nhiều hơn.

Mẹ dùng điện thoại gần trẻ sơ sinh, con chậm phát triển

Mặc dù chưa có một kết luận chính thức về tác hại của sóng điện thoại và bức xạ điện thoại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ nào tới cơ thể người.

Nhưng các chuyên gia đều khẳng định, bức xạ điện thoại khiến trẻ chậm phát triển. Nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh cũng làm tăng lượng bức xạ. Đặc biệt, nếu mẹ sạc điện thoại ở gần nơi bé nằm, thì bức xạ cao gấp 1000 lần bình thường. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ thường quấy khóc và chậm lớn.

Bức xạ điện thoại giảm khả năng học hỏi

Tiến sĩ Martin Blank, Khoa sinh lý và sóng di động học thuộc Đại học Colombia cùng một nhóm các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã kiến nghị đến Liên Hiệp Quốc về mối nguy hiểm của việc sử dụng các thiết bị điện từ như điện thoại di động và Wi-Fi.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bức xạ của điện thoại di động có khả năng hình thành các tế bào ung thư. Trước đó, Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) đã phân loại tần số vô tuyến của điện thoại di động là một tác nhân gây ung thư từ 2011. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đưa ra những cảnh báo tương tự.

Tuyên bố này dựa trên nghiên cứu của đội ngũ 31 nhà khoa học từ 14 quốc gia. Ngoài ra, não trẻ em hấp thụ bức xạ mạnh hơn nhiều hơn so với người lớn.

ung thư não do mẹ dùng điện thoại di động

Tiến sĩ Devra Davis, người có chuyên môn về nghiên cứu sự nguy hiểm của sóng điện thoại cho biết: "Điện thoại di động là máy phát vi sóng hai chiều. Nhưng các nhà sản xuất di động đã không sử dụng cụm từ 'vi sóng' mà thay bằng 'năng lượng tần số vô tuyến' tạo cảm giác vô hại hơn. Người dùng không biết rằng họ đang đặt một chiếc lò vi sóng hai chiều hoạt động hết công suất bên cạnh não bộ và cơ quan sinh sản".

Tiến sĩ Davis sau khi thử nghiệm trên động vật đã đưa ra cảnh báo. Bức xạ từ điện thoại di động có thể làm thay đổi DNA, khả năng tuần hoàn não, tổn thương dây cột sống, ảnh hưởng đến khả năng học hỏi.

Đặc biệt, trẻ em có hộp sọ mỏng sẽ não bộ của chúng dễ bị tổn thương hơn so với người lớn. Càng tiếp xúc với điện thoại từ nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư não gấp bốn, năm lần so với người không sử dụng.

Chúng ta cần làm gì?

Trong những tháng đầu đời của con, mẹ nên hạn chế tối đa việc dùng điện thoại gần nơi bé nằm. Nếu cần sử dụng, mẹ nên ra khỏi phòng của bé.

- Tuyệt đối không sạc điện thoại gần nơi bé nằm.

- Trước khi chụp ảnh con, kiểm tra kỹ điện thoại để tắt đèn flash.

- Nên thay thế việc gọi điện bằng cách nhắn tin, chỉ gọi điện khi thật sự cần thiết và không nói chuyện điện thoại lâu trong phòng của bé.

- Tuyệt đối không để điện thoại trên đầu giường của bé, để tránh bức xạ và sóng điện thoại tiếp xúc gần với não bộ của trẻ.

- Khuyến khích đi chân trần trên cát, cỏ,... vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các ion có điện tích âm từ đất sẽ giảm căng thẳng và nguy cơ ung thư.

Nguyễn Linh (t/h)
Theo Đời sống Plus