Thứ bảy, 23/11/2024 | 07:22
RSS

Viêm gan cấp tính: Cần nhận biết sớm để điều trị ngay!

Thứ sáu, 31/05/2024, 06:01 (GMT+7)

Viêm gan cấp tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy gan cấp, viêm gan mãn tính, xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị đúng cách. Vậy, làm sao để nhận biết dấu hiệu viêm gan cấp tính?

Viêm gan cấp tính là một tình trạng tổn thương nghiêm trọng trên gan

MỤC LỤC
Viêm gan cấp tính là bệnh gì?
Triệu chứng viêm gan cấp tính
Bệnh viêm gan cấp tính có nguy hiểm không?
Chẩn đoán bệnh viêm gan cấp tính như thế nào?
Điều trị viêm gan cấp tính như thế nào? 

Viêm gan cấp tính là bệnh gì?

Viêm gan là bệnh lý đặc trưng bởi sự tấn công của các tác nhân gây viêm và tổn thương nhu mô gan. Có 2 loại viêm gan chính là viêm gan cấp tính (xảy ra trong vòng dưới 6 tháng) và mạn tính (kéo dài hơn 6 tháng).

Viêm gan cấp là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở trên các nhu mô gan và gây phá huỷ tế bào gan. Trong viêm gan cấp tính, thời gian diễn tiến của tình trạng viêm hoặc tổn thương kéo dài trong vòng 6 tháng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan cấp tính, được phân thành 2 nhóm chính là: 

  • Virus viêm gan: có 5 loại virus chính gây viêm gan gồm: HAV, HBV, HCV, HDV và HEV. Trong đó virus viêm gan B và C là phổ biến hơn cả. 
  • Nguyên nhân không do virus: Bất kỳ tác nhân gây độc nào cũng có thể gây viêm gan cấp như ký sinh trùng, độc tính từ thức ăn, bia rượu, thuốc tây, hóa chất độc hại, bệnh lý tự miễn, tắc đường mật, ung thư…

Nguyên nhân gây viêm gan cấp tính

Triệu chứng viêm gan cấp tính 

Mặc dù có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng các trường hợp viêm gan cấp tính có biểu hiện rất giống nhau.

Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:

  • Sốt nhẹ trong vài ngày đầu và thường vào buổi chiều
  • Mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng
  • Chướng bụng, ăn uống không tiêu, chán ăn
  • Sụt cân nhẹ 
  • Mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc tỉnh giấc giữa đêm
  • Nước tiểu có màu vàng đậm 
  • Mẩn ngứa về đêm hoặc chiều tối
  • Xét nghiệm máu thấy men gan tăng cao 

Bệnh viêm gan cấp tính có nguy hiểm không?

Viêm gan cấp tính có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. 

Tế bào gan là các tế bào có khả năng tự chữa lành và tái tạo. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng viêm phát triển lành tính và phục hồi trong vòng vài tuần đến vài tháng.

Tuy nhiên nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài, tổn thương tế bào và chức năng gan có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: 

Suy gan cấp

Mặc dù hiếm gặp, biến chứng nghiêm trọng nhất của viêm gan cấp tính là tiến triển thành suy gan cấp tính, đặc trưng bởi sự tăng 2-3 lần transaminase huyết thanh, tăng bilirubin máu, rối loạn đông máu và khởi phát nhanh chóng bệnh não gan.

Viêm gan mạn tính

Viêm gan cấp tính kéo dài trên 6 tháng sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính với các tổn thương diễn ra âm thầm trong gan.  

Ở giai đoạn này, bệnh gần như không biểu hiện thành các dấu hiệu rõ rệt. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra qua thăm khám định kỳ hoặc khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng với triệu chứng trầm trọng.   

Viêm gan mạn tính là nguyên nhân chính dẫn đến các biến chứng với tỷ lệ tử vong cao như: 

  • Viêm cầu thận;
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa;
  • Bệnh não gan…

Xơ gan

Viêm gan kéo dài sẽ dẫn đến tăng sản collagen gây xơ hóa gan. Xơ gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. 

Các mô sẹo choán chỗ và ngăn chặn dòng chảy của máu qua gan, làm chậm quá trình xử lý và đào thải của gan.  Xơ gan giai đoạn cuối có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Theo WHO, có đến 15 - 30% trường hợp viêm gan mãn tính tiến triển thành bệnh xơ gan trong vòng 20 năm.

Ung thư gan

Viêm gan và xơ gan chiếm hơn 50% trong số các nguyên nhân gây ra ung thư gan - bệnh lý nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong do ung thư hàng đầu trên thế giới

Người bệnh có thể gặp phải hàng loạt các triệu chứng như: sụt cân, đau bụng dữ dội, phù chi dưới và báng bụng, sốt cao không dứt, lách to, y thức lơ mơ, cuối cùng là hôn mê gan, vỡ gan dẫn đến tử vong. 

Các giai đoạn tiến triển và biến chứng của viêm gan cấp

Chẩn đoán bệnh viêm gan cấp tính như thế nào?

Việc chẩn đoán viêm gan cấp tính dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng, xét nghiệm máu và hình ảnh siêu âm.

Các chỉ số sinh hóa máu được dùng để đánh giá chức năng gan bao gồm: 

  • AST (GOT)
  • ALT (GOT)
  • GGT
  • Phosphatase kiềm
  • Bilirubin
  • Albumin
  • PT/INR
  • Xét nghiệm máu chẩn đoán viêm gan do virus: HBsAg, HBsAg, HBeAg, Anti - HBc, HBcrAg, Anti - HCV, Anti HAV - IgM, Anti HAV - IgG.

Chẩn đoán hình ảnh:

  • Sinh thiết gan
  • Siêu âm gan

Điều trị viêm gan cấp tính như thế nào?  

Điều trị viêm gan cấp tính cần dựa vào nguyên nhân gây viêm. Mục tiêu chính là điều trị triệu chứng, cải thiện thể trạng, phục hồi tổn thương gan đồng thời dự phòng tái phát và tiến triển bệnh.

Bệnh nhân thường được hướng dẫn về việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có lợi cho gan. 

Điều trị bằng thuốc bao gồm: thuốc hạ men gan, thuốc bổ gan, tăng cường chức năng gan, thuốc ức chế miễn dịch, kháng viêm steroid. Nếu viêm gan được xác định do virus, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị với thuốc kháng virus theo phác đồ của bác sĩ.

Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị

Gan là nơi tiếp nhận và trao đổi năng lượng và dinh dưỡng trong cơ thể. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định từ bác sĩ, chế độ ăn và thói quen sinh hoạt cũng có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe gan.

Trong các trường hợp viêm gan cấp tính, điều tốt nhất đảm bảo cho sự phục hồi chức năng là giảm thiểu tối đa gánh nặng trên gan. 

  • Hạn chế thức ăn nhiều đạm và chất béo như thịt bò, nội tạng động vật, đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh…
  • Không ăn thức ăn quá mặn hay quá nóng.
  • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày giúp giảm áp lực tiêu hóa và giảm gánh nặng chuyển hóa cho gan. 
  • Nên ăn các loại đồ ăn ở dạng lỏng dễ tiêu hóa, tăng cường bổ sung rau xanh, các loại hạt để bổ sung chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Trái cây nhiều vitamin C như cam, quýt… giúp tăng cường đề kháng và có lợi cho việc phục hồi tế bào gan.
  • Tránh vận động nặng hay căng thẳng, stress kéo dài.

Giải độc, bảo vệ gan với Thuốc giải độc gan Đông y

Trong Đông y, viêm gan thuộc về chứng hoàng đản, nguyên nhân do thực tà xâm nhập hoặc thấp nhiệt uất kết trong tỳ vị, ảnh hưởng đến can.

Điều trị chủ yếu sử dụng các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, sơ can, kiện tỳ, lý khí.

Phục linh, Nhân trần, Trần bì, Bạch truật, Diệp hạ châu, Cam thảo, Đảng sâm là các vị thuốc bổ gan quen thuộc, được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị viêm gan, giải độc và tăng cường chức năng gan.

Ngày nay, Thuốc giải độc gan Đông y có sự kế thừa bài thuốc bổ gan cổ truyền, ứng dụng kỹ thuật nghiên cứu và bào chế hiện đại, tăng cường tối đa tác dụng nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết.

Thuốc được dùng trong các trường hợp viêm gan, viêm gan B cấp và mãn tính với các triệu chứng mệt mỏi,  vàng da, chán ăn, khó tiêu, táo bón, đau vùng gan.

Hiện thuốc giải độc gan Đông y (ví dụ như Thuốc Giải độc gan Nhất Nhất) đã được bào chế ở dạng viên nén tiện dụng, có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị bệnh gan có thể tham khảo sử dụng.

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc GIẢI ĐỘC GAN NHẤT NHẤT

Thành phần (cho một viên nén bao phim):
462mg cao khô tương đương: Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 420mg, Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 420mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 420mg, Diệp hạ châu (Herba Phyllanthi urinariae) 840mg, Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae) 420mg, Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 420mg, Nhân trần (Herba Adenosmatis caerulei) 840mg, Phục linh (Poria) 420mg, Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 420mg, Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng:  Nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết.
Chỉ định: 
Viêm gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp và mãn tính với các triệu chứng mệt mỏi,  vàng da, chán ăn, khó tiêu, táo bón, đau vùng gan.
Bảo vệ và tái tạo gan, giải độc gan, chống dị ứng, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu, tân dược.
Liều dùng - Cách dùng:
Uống thuốc tốt nhất vào lúc đói.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em từ 8-12 tuổi: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
 
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Trường hợp thận trọng khi dùng thuốc: Nam giới có ý định sinh con.
Kiêng cữ ăn uống khi dùng thuốc: Không ăn măng, trứng, đồ chiên xào nhiều mỡ. Không uống nước đá, tắm nước lạnh khi dùng thuốc. 
CHÚ Ý: Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả Giải Độc Gan Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau 10-15 ngày sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng để khỏi lãng phí. 
 
Sản xuất bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 (giờ hành chính) - Fax: 0272.3817.337

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 02/2023/XNQC/YDCT
Giải Độc Gan Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
 
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại