Sữa luôn là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ em, chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ tăng chiều cao, cân nặng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không uống đúng cách, đúng thời điểm, sữa sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ nhỏ sẽ khó đi ngoài, dễ táo bón nếu uống sữa công thức không đúng cách
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi người mẹ không đủ sữa, không có sữa hoặc do điều kiện sức khỏe không cho phép, người mẹ bắt buộc phải nuôi con bằng sữa công thức. PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết trên Sức khỏe & Đời sống, tất cả các hãng sữa công thức đều muốn có được sản phẩm gần giống với sữa mẹ nhất, nhưng cho đến nay, chưa có nguồn sữa công thức nào thay thế giống như sữa mẹ.
Trong thành phần sữa công thức, người ta quan tâm đến yếu tố chất đạm, bao giờ lượng chất đạm cũng cao hơn một chút để một phần nào đó “lấy lượng bù lại chất lượng”, PGS Mai nói.
Nhìn chung, chất đạm trong sữa có hai loại là đạm whey và casein. Nếu trong sữa mẹ thường có 60% đạm whey, 40% casein thì trong sữa công thức tỷ lệ đạm whey thường thấp hơn và đạm casein cao hơn. Điều này khiến trẻ có hệ tiêu hoá kém khó tiêu hơn, dễ gây táo bón.
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung Ương cho rằng, sở dĩ có trẻ dùng sữa công thức dễ gặp vấn đề táo bón hơn dùng sữa mẹ vì trong sữa mẹ phần đạm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, hoặc đường trong sữa mẹ thường là đường latose dễ tiêu- đây là lượng đường vừa cung cấp năng lượng vừa làm và làm hệ vi sinh đường ruột của em bé tốt hơn.
Ngoài các dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ bé, sữa mẹ còn chứa chủng vi sinh vật có lợi probiotics (bifidobacteria và lactobacilli), rất quan trọng cho sự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch của bé. Một khi tốc độ luân chuyển trong đường ruột của trẻ tốt thì bé cũng sẽ không bị táo bón.
PGS Hà phân tích, trong các loại sữa công thức hàm lượng đạm casein ca, đây là loại là đạm có trọng lượng phân tử lớn dễ bị kết tủa ở nồng độ PH của dạ dày , rất khó để tiêu hóa, hấp thu nên dẫn đến chuyện nó hút nước làm thay đổi cấu trúc phân, do đó các bé dễ bị táo bón và khó đi đại tiện.
PGS Mai cho rằng, việc cân đối giữa tỷ lệ whey và casein rất quan trọng. Nhưng ngay cả với đạm whey trong sữa công thức cũng có thể gây khó tiêu. Đạm Whey không biến tính với tỷ lệ Whey: Casein là 6:4 tương đương sữa mẹ giúp trẻ dễ làm quen, hấp thu hơn.
Một nguyên nhân từ chính thói quen và quan niệm sai lầm của các bà mẹ khiến con bị táo bón khi uống sữa là pha sữa đặc hơn để trẻ uống được nhiều hơn, ngoài ra mẹ lại không bổ sung đủ nước, và chất xơ cho trẻ càng khiến trẻ dễ táo bón.
Những mẹo giúp mẹ phòng ngừa táo bón cho con
Với trẻ đang bú sữa mẹ thì nên cải thiện chế độ ăn uống của mẹ, bên cạnh đó cho bé ăn kết hợp các thực phẩm nhiều chất xơ để hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa cho bé.
Với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm thì sẽ rất dễ để thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé. Hãy chủ động cho bé ăn những món ăn có nhiều chất xơ, giàu khoáng chất cùng việc kết hợp cho bé uống thật nhiều nước.
Việc này khiến phân trong cơ thể bé mềm ra và sẽ dễ bị đào thải ra ngoài hơn. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé cũng là biện pháp lâu dài và hiệu quả để phòng chống tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
Ngâm hậu môn bằng nước ấm
Đây được coi là biện pháp trị táo bón khá hiệu quả đặc biệt với những trẻ lười ăn và hay quấy khóc. Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn giúp bé sơ sinh dễ đi ngoài hơn. Thực hiện việc ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần từ 5-10 phút.
Massage bụng cho bé
Mẹ chỉ cần dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, đặt lên vùng bụng xung quanh rốn. Bạn xoa nhẹ với lực ấn vừa đủ để cảm thấy hơi cứng theo chuyển động tròn xung quanh rốn. Điều này khiến thức ăn khó tiêu còn trong bụng sẽ mềm ra và chuyển động xuống hậu môn. Thực hiện mỗi lần 3 phút để kích thích trẻ đi ngoài.
Dùng nước ép hoa quả
Nước ép hoa quả sẽ cải thiện hệ tiêu hóa giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Nhờ những dưỡng chất bổ ích có trong hoa quả tươi nên các mẹ sẽ cực kì yên tâm khi áp dụng phương pháp này nhé.