Các nghiên cứu cho thấy việc bật quạt có thể giúp làm bay hơi mồ hôi và hơi ẩm từ cơ thể, dẫn đến mất nước, làm khô miệng và đường mũi, khô hệ hô hấp.
Nếu bạn bị dị ứng, để quạt thốc vào người khi ngủ không phải điều nên làm. Quạt cũng thổi theo bụi, có thể làm ngạt đường thở đối với những người bị dị ứng. Theo các nhà nghiên cứu, gió có thể giúp lưu thông các phần tử gây dị ứng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, khô mắt, dị ứng mắt, sốt.
Ảnh minh họa.
Nhiệt độ vào ban đêm có xu hướng giảm nhanh. Lạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến ruột chút.
Ảnh minh họa.
Mặt khác, nếu bạn đang trải qua những đêm nóng nực, không khí thổi từ quạt có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, dẫn đến các bệnh liên quan đến nhiệt,như buồn nôn hoặc đau đầu.
Một giải pháp đơn giản cho những đêm nóng nực là bạn chỉ cần để cửa sổ mở. Những cơn gió se lạnh lúc sáng sớm sẽ giúp không khí dịu mát. Nếu sợ muỗi, bạn có thể thử lắp lưới hoặc màn chắn ở cửa sổ.
Ảnh minh họa.
Để không khí trong phòng không bị khô, hãy đặt một chiếc khăn ướt bên đầu giường hoặc đổ đầy nước vào xô và để cạnh giường, trên sàn nhà. Những giải pháp này sẽ giúp tăng độ ẩm trong phòng ngủ của bạn.
Ảnh minh họa.
Nếu bạn không thể ngủ mà không có quạt, hãy thử quay nó sang hướng khác. Bằng cách này, nó sẽ không thổi trực tiếp vào bạn. Bạn cũng có thể thử đặt nó cạnh cửa sổ để nó có thể đón không khí bên ngoài vào phòng.
Ảnh minh họa.
Nếu bạn ngủ và bật điều hòa vào ban đêm, không nên để cửa gió thẳng vào người, và nhiệt độ không được để dưới 20 độ C.