Thứ sáu, 22/11/2024 | 01:20
RSS

Bài văn khấn và cách chuẩn bị lễ cúng ngày Rằm tháng Giêng chu đáo nhất

Thứ sáu, 10/02/2017, 09:59 (GMT+7)

Ngày Rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, người dân thường chuẩn bị mâm cỗ cúng ngày này rất cẩn thận và chu đáo.

Thành ngữ có câu:" Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng. Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng". 

Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể khác nhau nhưng đều là để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.

Theo quan niệm từ xưa, đây là thời điểm thích hợp để cầu nguyện an lành cho cả năm. Người theo đạo Phật thường cúng chay trong ngày này, cũng tùy theo tín ngưỡng mà có gia đình cúng Phật, có nhà cúng Thổ công, cũng có hộ cúng Thần tài. Nhưng không thể thiếu mâm cúng gia tiên, tạ ơn ông bà, cha mẹ đã phù hộ cho con cháu phước lành và giải trừ tai ương cho một năm mới.

Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn được gọi là tết muộn. Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng có ý nghĩa không khác gì ngày Tết nguyên đán. Sau rằm tháng Giêng mới là thời điểm chính thức bước vào mùa lao động mới, kết thúc quãng thời gian ăn chơi đầu xuân. 

Ngoài tới chùa cầu bình an, may mắn, sức khỏe trong ngày rằm, người Việt cũng rất coi trọng lễ cúng tại nhà trong Tết nguyên tiêu. Các gia đình thường sắm hai lễ, một là cúng Phật cúng thần linh, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng và văn khấn cho các gia đình tham khảo:

(Nguồn: lichngaytot.com)

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Trong mỗi dịp tụ họp, tiệc tùng, Cái Lò Nướng là lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi tìm kiếm hương vị ngọt ngào hoàn hảo.