Thứ ba, 19/03/2024 | 08:15
RSS

Từ vụ trẻ nát tay khi chơi điện thoại ở Nghệ An: Hiểu sạc chính hãng không gây nổ có đúng?

Thứ ba, 25/09/2018, 09:36 (GMT+7)

Vụ việc bé trai Trương Xuân Huy (SN 2011, học lớp 2) con anh Trương Xuân Phúc, trú tại xóm Bản Lứ, xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An bị dập nát 2 bàn tay vì điện thoại phát nổ lúc vừa chơi vừa sạc khiến không ít người hoang mang.

Chuyên gia lý giải cơ chế phát nổ của pin điện thoại khiến bé trai nát bàn tay
Bé trai 7 tuổi ở Nghệ An bị dập nát bàn tay​​​​​​​ vì điện thoại phát nổ 

Theo thống kê, Việt Nam hiện có tới 22 triệu người sử dụng smartphone. Trong số đó, khá nhiều người có thói quen vừa sạc vừa dùng điện thoại. Trường hợp vừa chơi điện thoại, vừa sạc pin gây thương tích lớn như cháu Huy không phải cá biệt. Để làm rõ hơn nguyên nhân gây nổ, cách phòng tránh và giải đáp những thắc mắc quanh cơ chế an toàn của điện thoại, chúng tôi đã phỏng vấn Tiến sĩ Phùng Anh Tuấn, Phó trưởng bộ môn Thiết bị điện – điện tử Viện Điện Đại học Bách khoa Hà Nội

Pin có thể nổ như pháo, gây thương tích trong 1m²

Trao đổi với PV Đời sống Plus, Tiến sĩ Phùng Anh Tuấn, Phó trưởng bộ môn Thiết bị điện – điện tử Viện Điện Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng khi điện thoại phát nổ có thể có nhiều nguyên nhân.

Một trong những nguyên nhân gây nổ là do pin điện thoại không đạt chuẩn đồng thời nếu pin được nạp điện bởi chiếc sạc không đạt chuẩn, theo thời gian sẽ bị phồng lên, đến một mức nào đó vượt qua giới hạn bền của vật liệu bọc pin, sẽ làm cho viên pin bị nổ. Bên cạnh đó, chất lithium trong pin do tiếp xúc trực tiếp với không khí có thể gây cháy và khi gặp phải áp suất lớn sẽ làm tăng nguy cơ gây nổ rất nguy hiểm.

Trước nhiều băn khoăn về việc sạc pin điện thoại có nguồn điện khá thấp, nhưng lại có thể gây nổ đến nát bàn tay, TS Tuấn giải thích: "Pin là một đối tượng tích trữ năng lượng, thông thường 1,2V là đầy, nếu vượt quá điện áp có khả năng gây nổ. Đặc biệt pin của những loại điện thoại lớn có thể gây nổ rất to và nguy hiểm". 

"Ví dụ điện thoại nhỏ ngày xưa dung lượng pin chỉ khoảng 800 mAh, nếu gặp sự cố có thể gây bỏng hoặc cháy điện thoại. Tuy nhiên với những pin điện thoại có dung lượng lớn, nếu phát nổ có thể gây thương thích trong bán kính 1 m². Lúc này, nếu đang cầm điện thoại trên tay chẳng khác nào đang cầm 1 quả pháo. Việc điện thoại phát nổ và gây chấn thương, thậm chí nát tay là rất thương tâm nhưng hoàn toàn có khả năng xảy ra.", TS Tuấn lý giải.

Dùng sạc và pin chính hãng không sợ cháy nổ?

Trả lời câu hỏi này, TS Phùng Anh Tuấn cho biết, sạc và điện thoại chính hãng thì có thể ít nguy cơ hơn. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết cách đây không lâu, Samsung Note 7 cũng đã từng gây ra những sự cố phát nổ khiến hãng này phải thu hồi trên toàn thế giới dù dùng với các sản phẩm chính hãng. Điều này cho điện thoại dùng dùng sạc và pin chính hãng có nguy cơ như thường.

Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh nếu dùng điện thoại không rõ nguồn gốc thì có những nguy cơ lớn hơn.

Lý giải về việc không nên dùng điện thoại khi đang sạc, TS Tuấn cho hay bên trong điện thoại có 1 bộ phận để điều khiển dòng điện khi nạp pin. Nếu chúng ta vừa dùng vừa nạp bộ phận điều khiển ấy có thể quá tải, không kiểm soát được biến áp đặt vào viên pin. Lúc này nguy cơ cháy nổ sẽ lớn hơn.

Điện thoại không sạc vẫn có thể phát nổ

TS Tuấn cũng cảnh báo về những trường hợp điện thoại không sạc vẫn phát nổ: “Trong trường hợp có những tác động cơ khí đến pin như viên pin bị chặt, bẻ, uốn hoặc cấu trúc điện thoại không đủ cứng làm cho viên pin bị rách lớp bảo vệ. Lúc này chất lithium trong pin điện thoại được giải phóng trong không khí sẽ phản ứng với oxy gây ra cháy. Đặc biệt nếu cháy trong không gian nhỏ sẽ gây ra nổ rất nguy hiểm. 

Để tránh nguy cơ điện thoại phát nổ

Theo Tiến sĩ Phùng Anh Tuấn, điều đầu tiên cần lưu ý là tuyệt đối tránh dùng điện thoại khi đang sạc. Khi nhiệt độ của điện thoại đang sạc quá nóng hoặc sạc quá nóng thì không dùng sạc ấy nữa và mang đến hãng điện thoại kiểm tra.

Đối với trẻ em khi dùng điện thoại phải được giám sát bởi bố mẹ. Trẻ không có khái niệm về sự an toàn của thiết bị, khó nhận biết điện thoại biến dạng, căng phồng hay bóp méo nên người lớn cần giám sát kỹ tránh những sự cố không mong muốn xảy ra.


Xem thêm t
ài xế xe khách vừa lái vừa xem phim đen gây bức xúc

Ngọc Châu
Theo Đời sống Plus/GĐVN