Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:21
RSS

Trầm Bê cùng đồng phạm đã gây thất thoát số tiền bao nhiêu?

Thứ sáu, 11/08/2017, 17:04 (GMT+7)

Cơ quan chức năng đã xác định, Trầm Bê cùng đồng phạm đã gây thất thoát khoảng 6.600 tỷ đồng.

Ngày hôm nay (11/8), cơ quan điều tra làm rõ những sai phạm đối với 25 bị can trong vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, xảy ra ở 4 ngân hàng: Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng Tiên Phong (TP Bank), Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Trầm Bê bị bắt

Trầm Bê bị bắt liên quan tới đại án Phạm Công Danh. Ảnh Tiền Phong

Trong số 25 bị can, hiện đã có 16 bị can bị bắt tạm giam: Trầm Bê - nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sacombank; Phan Huy Khang, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank; Nguyễn Việt Hà, Tổng giám đốc công ty quản lý quỹ Lộc Việt; Đỗ Phương Nam, phó giám đốc Công ty Cổ phần Đại Phát… Ngoài ra có 4 bị can đang thi hành án ở một số vụ án khác, 5 bị can được tại ngoại.

Theo kết quả điều tra, tháng 9/2013, VNCB đang trong giai đoạn tái cơ cấu nên Phạm Công Danh đề nghị lãnh đạo BIDV giải quyết cho doanh nghiệp vay vốn kinh doanh vật liệu xây dựng.

Phạm Công Danh có giới thiệu với khách hàng rằng, nếu khách hàng không đủ tài sản đảm bảo thì VNCB sẽ hỗ trợ dùng tài sản của mình để cầm cố thế chấp đảm bảo khoản vay. Lúc này, Phạm Công Danh không cho BIDV biết sẽ sử dụng vốn vay vào mục đích tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ lên 7.500 tỷ đồng.

Phạm Công Danh đã lập khống nhiều phương án vay vốn hợp đồng mua bán vật liệu để nộp cho BIDV, ông Danh còn dùng hơn 3.000 tỷ đồng của VNCB gửi tại BIDV để bảo lãnh nên được BIDV cho vay 4.700 tỷ đồng.

Trầm Bê

Cơ quan chức năng khám xét nhà ông Trầm Bê. Ảnh Tuổi Trẻ

Cùng với đó, ông Danh còn thuê nhân viên, bảo vệ của Tập đoàn Thiên Thanh và họ hàng đứng tên người đại diện 12 công ty để lập hồ sơ vay vốn. Thế nhưng, thực chất đây chỉ là các công ty ma.

Theo đó, sau khi được lập hồ sơ xong, giám đốc đứng tên 12 công ty đề nghị BIDV cho vay vốn với mục đích bổ sung vốn kinh doanh thu mua nguyên vật liệu xây dựng cho các dự án theo mô hình 4 gói nhà với số tiền từ 320 đến 460 tỷ đồng/công ty.

Vào cuối năm 2013, BIDV chi nhánh Gia Định nhận được công văn của hội sở về việc chấp thuận chủ trương cho vay, Giám đốc Chi nhánh Gia Định giao cho phòng khách hàng 1 thực hiện tiếp nhận hồ sơ và làm thủ tục cho vay.

Vào tháng 4/2017, do có mối quan hệ từ trước, ông Danh đã trực tiếp gặp gỡ Trầm Bê đề nghị cho vay tiền. Biết Phạm Công Danh không thể vay tiền tại đây nên Trầm Bê đã đồng ý cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỉ đồng với tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB tại Sacombank.

Sacombank đã cho 6 công ty của Phạm Công Danh vay 1.800 tỉ khi chưa thẩm định nguồn vốn và nguồn trả nợ vốn vay để xác định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay và khả năng hoàn trả nợ vay là chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện cho vay theo quy định.

Khởi tố bắt tạm giam Trầm Bê. Nguồn: VTC1

Mai An (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN