Thứ sáu, 29/03/2024 | 09:49
RSS

Thuốc trị đau mắt đỏ ở trẻ em theo hướng dẫn của bác sĩ

Thứ hai, 30/10/2017, 16:55 (GMT+7)

Cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em không phải phụ huynh nào cũng biết. Phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ.

Thuốc trị đau mắt đỏ ở trẻ em giúp bệnh khỏi nhanh chóng
Thuốc trị đau mắt đỏ ở trẻ em giúp trẻ có thể nhanh chóng bớt cảm giác khó chịu. Ảnh minh họa

Đau mắt đỏ là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, nó gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh như khó chịu, đau nhức và nếu không chăm sóc cẩn thận thì có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn.

BS Hoàng Cương, BV Mắt T.Ư chia sẻ với Dân trí, nguyên nhân khiến cả gia đình bị đau mắt đỏ là do o khâu phòng bệnh chưa tốt. Theo BS Cương, bệnh nào lây qua đường hô hấp cũng diễn biến lây lan rất nhanh. Khi mới nhiễm vi-rút, người bệnh thường không có triệu chuứng nên không biết để phòng ngừa cho người khác. Vì thế thường xảy ra tình trạng cả nhà cùng đau mắt đỏ vì lây lan nhau. Nhiều trường hợp, người lớn khỏi rồi nên chủ quan khi chăm sóc con dẫn đến tái nhiễm.

Liên quan đến chữa trị đau mắt đỏ ở trẻ em, Thạc sĩ BS Nguyễn Ngọc Chung, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nếu trẻ bị đau mắt đỏ có thể nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc dinh dưỡng giác mạc: Sanlein, acid amin Taurin, CB2... Ngoài ra nên kết hợp các loại thuốc như Tobramcycin (Tobrex, Tobrin...), Oflocaxin (Oflovid, Quinovid...), Neomyxin..., Infonet đưa tin.

Thuốc trị đau mắt đỏ ở trẻ em
Thuốc trị đau mắt đỏ ở trẻ em cần được sử dụng một cách hợp lý và đúng cách. Ảnh minh họa

Bác sĩ Chung lưu ý, khi trẻ bị đau mắt đỏ không được dùng thuốc có Corticoid cho bệnh nhân, không kiêng ăn uống gì.

Đau mắt đỏ có thể tự khỏi sau từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, cần phải điều trị thật đúng cách để tránh bệnh lây lan cũng như ảnh hưởng đến thị lực.

Ngoài dùng thuốc để điều trị, bố mẹ luôn cần nhắc trẻ ý thức phòng lây lan cho trẻ khác, hạn chế dụi tay vào mắt, khi dụi mắt phải rửa bằng xà phòng để tránh lây lan cho người khác. Dùng gạc diệt khuẩn lau, thấm nước mắt, dử mắt phải bỏ vào túi riêng, vứt vào thùng rác, không vứt bừa bãi…

Thường xuyên rửa tay xà phòng khi đi từ nơi công cộng về nhà, khi cầm, nắm cửa, nút bấm cầu thang… và tránh đưa tay lên mắt.

Mai An (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN