Thứ sáu, 19/04/2024 | 12:09
RSS

Thuốc đau bụng kinh gây vô sinh?

Thứ năm, 23/03/2023, 16:12 (GMT+7)

Đau bụng kinh là triệu chứng mà ¾ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ gặp phải. Kể cả những triệu chứng nhẹ như đau tức âm ỉ vùng bụng dưới, đau lan ra sau lưng và hai bên hông đến các cơn đau dữ dội đều gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, rất nhiều chị em đã phải tìm đến các thuốc giảm đau.

Tuy nhiên, tình trạng mua bán tự do các loại thuốc kể cả thuốc kê đơn khiến cho việc kiểm soát các tác dụng phụ cũng như hệ lụy từ việc lạm dụng thuốc trong đó có các thuốc giảm đau đang ngày càng khó khăn. 

Một vài loại thuốc đau bụng kinh thông dụng được các chị em biết đến có thể kể đến như:

Tin liên quan:

1. Thuốc đau bụng kinh có gây vô sinh không?

Uống thuốc đau bụng kinh có gây vô sinh không? Tuy chưa có bằng chứng nào cho thấy việc uống thuốc giảm đau bụng kinh là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh nhưng nếu quá lạm dụng thuốc thì sẽ dễ bị rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố, viêm phụ khoa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ. 

Lời khuyên cho các chị em là, nếu đau bụng kinh ở mức độ nhẹ thì có thể chịu đựng hoặc áp dụng các biện pháp điều trị mà không dùng thuốc. Nếu ở mức độ nặng, đau liên tục và kéo dài thì cần có sự can thiệp của thuốc giảm đau để hạn chế các cơn đau.

thuoc-dau-bung-kinh-co-gay-vo-sinh

2. Một vài loại thuốc đau bụng kinh thông dụng được các chị em biết đến có thể kể đến như:

2.1. Dolfenal

Dạng viên nén 250mg/500mg

Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid, dùng giảm đau đầu, đau sau sinh, đau do chấn thương, đau răng, hạ sốt, đau bụng kinh, rong kinh. Liều dùng cách dùng theo hướng dẫn ghi trên toa thuốc. Thận trọng khi dùng cho người bị viêm dạ dày.

2.2. Nospa

Thành phần chính Drotaverine chlorhydrate, điều trị co thắt dạ dày ruột, các cơn đau quặn do co thắt tử cung, đau co thắt mật, co thắt thận, sỏi thận, sỏi niệu quản... Thuốc ít gây tác dụng phụ và không gây hại lên dạ dày, ruột. Lưu ý khi dùng thuốc cần theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc hay dùng nhiều hơn hay thường xuyên hơn liều chỉ định.

Thận trọng và chống chỉ định theo hướng dẫn trên toa thuốc.

2.3. Mofen 400

Là loại thuốc phổ biến trong việc giảm đau bụng kinh, thành phần chính là Ibuprofen 400mg, thuốc có tác dụng giảm đau nhẹ, cần thận trọng khi sử dụng cho người bị viêm dạ dày, Xuất huyết tiêu hóa suy thận… cụ thể xem trong toa thuốc.

2.4. Thuốc Cataflam

Thành phần gồm Dicolofelac K 25mg, tá dược vừa đủ 1 viên, hỗ trợ giảm đau bụng kinh, đau chấn thương, đau sau mổ,…
Sử dụng thuốc có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, đau thượng vị; không sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử viêm loát dạ dày, chỉ dùng cho người trên 16 tuổi.

thuoc-dau-bung-kinh-cataflam

2.5. Thuốc Diclofenac

Thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid. Với các cơn đau bụng kinh, thuốc vừa có tác dụng giảm đau vừa giảm xuất huyết nên được nhiều người lựa chọn.

Tuy nhiên, thuốc đau bụng kinh Diclofelac có tác dụng ức chế quá trình rụng trứng và thụ tinh nên nếu dùng liều cao và thời gian dài có thể ảnh hưởng đến khả năng có thai.

Liều dùng và cách dùng cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất, không lạm dụng thuốc nhất là ở trẻ vị thành niên. Thuốc có thể gây hại cho dạ dày nên khi dùng thuốc không nên làm vỡ, nghiền nát hay nhai.

2.6. Mefenamic acid

Thuốc giảm đau nhẹ, đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau sau sinh, đau do viêm khớp… Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 14 tuổi. Khi dùng thuốc có thể bị mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ, chóng mặt,…Không dùng cho người bị Viêm loét dạ dày người bị hen… và không dùng quá 7 ngày.

2. Một số lưu ý khi sử dụng các thuốc đau bụng kinh Tây y:

Việc sử dụng các thuốc giảm đau thường không theo chỉ định của bác sĩ, thậm chí nhiều người còn lạm dụng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu vào năm 2005, việc sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi khiến 103.000 người phải nhập viện và có đến 16.500 người tử vong. 

Đau bụng kinh có thể coi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nên nếu không thực sự cần thiết không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, nếu dùng cũng cần phải tuân thủ chỉ dẫn ghi trên toa thuốc.

Ở nhiều người, đau bụng kinh có thể do một số bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng nên không thể chủ quan, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám. Việc lạm dụng các thuốc giảm đau lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có khả năng gây vô sinh.

khi-dung-thuoc-dau-bung-kinh-co-the-gay-u-nam-buong-trung

Nguyên nhân là một vài loại thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài có thể làm mỏng nội mạc tử cung khiến phụ nữ khó có thai. Bên cạnh đó, còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu, xuất huyết dạ dày, rối loạn kinh nguyệt...

 

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại