Thứ năm, 28/03/2024 | 16:39
RSS

Thiền Việt: Từ Thiền cổ thời Trần đến phương pháp thiền vì sức khỏe người Việt

Thứ năm, 05/08/2021, 14:36 (GMT+7)

Xuất phát từ pháp Thiền cổ thời Trần, Nhà nghiên cứu tâm linh - Thiền sư Lê Thái Bình đã kế thừa và phát triển thành phương pháp Thiền Việt - tức Thiền của Người Việt.

Nhà Trần - thời kỳ hưng thịnh nhất của Thiền và Phật giáo

Thiền được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm. Tuy nhiên, phải tới thời Trần, khi Phật giáo nở rộ, thiền định mới thực sự phát triển và hòa hợp vào tín ngưỡng văn hóa dân gian của người Việt.

Nhắc tới Thiền và Phật giáo thời kỳ này, không thể không nhắc tới những vĩ nhân lịch sử có đóng góp to lớn cho dân tộc như Tuệ Trung Thượng Sĩ, Vua Trần Nhân Tông, Trần Thái Tông... Đây đều là những bậc tu hành học Phật sâu rộng và hành đạo thuần thục.

Thiền Việt, từ Thiền cổ thời trần đến phương pháp thiền vì sức khỏe người Việt

Thời Trần là giai đoạn phát triển hưng thịnh nhất của Thiền và Phật giáo

Vị vua đầu tiên của nhà Trần, vua Trần Thái Tông đã sớm bén duyên với Phật giáo cũng như góp công lớn trong việc truyền bá phương pháp Thiền định tới người dân Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Thiền Tông Chỉ Nam. Tuy tác phẩm đã bị thất truyền, bài tựa giới thiệu tác phẩm này được truyền tụng tới tận ngày nay, là một áng văn tự sự chân thành về biến động của cuộc đời và sự thôi thúc thực nghiệm chính đạo qua Thiền định.

Cũng trong Thiền Định và giáo lý nhà Phật, vua Trần Thái Tông tìm thấy triết lý trị quốc của mình. An trú vào Tâm, nhập thế tại Đời, phụng sự chúng sanh và dân tộc để phát triển đất nước đồng thời khai mở đạo nghĩa trong nhân gian.

Sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông, năm 41 tuổi, vua Trần Thái Tông đã truyền ngôi lại cho Thái tử Trần Hoảng để chuyên tâm nghiền ngẫm Phật pháp, sống đúng với tâm nguyện và sứ mệnh của một thiền sư. Công đức hoằng hóa của ông là tiền đề để các trường phái Thiền định tại Việt Nam phát triển nở rộ, bao gồm phái thiền Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập.

Một nhân vật có tầm ảnh hưởng rất lớn tới Thiền và Phật giáo thời Trần chính là Tuệ Trung Thượng Sĩ (Tăng hiệu Thượng Sĩ với hàm nghĩa Bồ-Tát tại gia do đích thân Vua Trần Thánh Tông ban). Ông cũng chính là vị Thầy của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Người dẫn dắt Vua tới cửa Thiền đồng thời chấn hưng Phật giáo và truyền dạy lại tinh hoa Thiền học cho hậu thế.

Tuệ Trung Thượng Sĩ là ngọn đuốc sáng của Thiền thời Trần mà tư tưởng chính của Ngài được thể hiện qua lời đáp dành cho câu hỏi tông chỉ thiền là gì của vua Trần Nhân Tông: "Hãy quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ ấy, không thể đạt được từ ai khác". Ngài cũng là người khởi đầu cho tư tưởng thiền nhập thế thời Trần: Khi đất nước có chiến tranh thì đứng lên đánh giặc, hòa bình rồi thì lui về tu thiền.

Sau này khi về già, tuy được sự hậu đãi của vua Nhân Tông giữ trọng trách trong triều nhưng Ngài không màng danh lợi và xin lui về ấp Tịnh Bang (nay chính là huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng), lập Dưỡng Chân Trang để tu tập và theo đuổi nghiệp thiền.

Khai sinh ra phương pháp Thiền cho người Việt

Các pháp thiền của Phật giáo nói chung và dòng thiền từ đời nhà Trần vẫn còn được lưu truyền tại Việt Nam. Tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng (mảnh đất hội tụ các bậc vĩ nhân như Tuệ Trung Cư Sĩ, nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm), phương pháp thiền cổ đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Ông Lê Thái Bình, một người con của làng quê Vĩnh Bảo, cũng đã may mắn được bén duyên với phương pháp này.

Gần 20 năm tầm sư học đạo từ các trưởng bối để theo nghiên cứu đạo pháp, các bộ môn về võ thuật dưỡng sinh và mật pháp thiền cổ có nguồn gốc từ thời Trần, ông Lê Thái Bình đã thấm nhuần tư tưởng và tinh hoa thiền học từ các bậc tiền nhân. Kết hợp với tri thức khoa học và y học hiện đại, ông đã phát triển và cải tiến đưa pháp Thiền cổ thời Trần trở thành một phương pháp dưỡng sinh đơn giản và phù hợp hơn cho giai đoạn phát triển của xã hội ngày nay. Với tinh thần hướng về người Việt và ước vọng lưu giữ tinh hoa trí tuệ dân tộc, ông đã đặt tên cho pháp thiền này là Thiền Việt - tức “Thiền của người Việt”.

Thiền Việt, từ Thiền cổ thời trần đến phương pháp thiền vì sức khỏe người Việt

Người sáng lập Thiền Việt - Ông Lê Thái Bình

Thiền Việt với sứ mệnh nâng cao sức khỏe Tâm - Thân - Trí cho cộng đồng đã được ông Lê Thái Bình cụ thể hóa thành một phương pháp dễ hiểu với 04 bước cơ bản để ai cũng có thể thực hành thiền được. Bốn bước bao gồm: Bước 1 - Định Tâm (Loại bỏ tạp niệm, giúp tâm trí tĩnh lặng để sẵn sàng vào bước Thiền định); Bước 2 - Đào thải năng lượng xấu (Giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ năng lượng xấu - nguyên nhân sinh ra bệnh tật); Bước 3 - Thiền định (giúp cơ thể hấp thụ năng lượng tốt từ thiên nhiên, vũ trụ thông qua 7 trung tâm năng lượng nằm dọc cơ thể, đả thông mọi bế tắc bên trong cơ thể); Bước 4 - Điều hòa năng lượng (Hợp nhất nguồn năng lượng vũ trụ và năng lượng nội thể, lưu giữ lại để nuôi dưỡng cơ thể, tu dưỡng nhân tâm).

Thiền Việt và hành trình đưa Thiền trở nên gần gũi hơn với đời sống

Được chính thức đưa tới cộng đồng vào năm 2008 với tiền thân là CLB Thiền Dưỡng Sinh Năng Lượng Hà Nội, CLB Thiền Việt do ông Lê Thái Bình sáng lập đã được Viện Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người đánh giá cao vì những đóng góp cho xã hội. Năm 2014, ông bảo vệ thành công phương pháp Thiền Việt trước hội đồng khoa học của Viện, cùng với những kết quả tốt trong cải thiện sức khỏe con người, Viện Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người đã quyết định thành lập Trung Tâm Dưỡng Sinh Thiền Việt vào 2016, bổ nhiệm ông Lê Thái Bình làm giám đốc Trung Tâm.

Bên cạnh những phương pháp Thiền tập khác, Thiền Việt trở thành pháp Thiền dưỡng sinh năng lượng chính thống có quy mô và sức ảnh hưởng lớn tại Việt Nam. Đây cũng là phương pháp Thiền dưỡng sinh năng lượng được nhà nước Việt Nam công nhận và cấp phép giảng dạy tại 63 địa phương trên toàn quốc.

Thiền Việt, từ Thiền cổ thời trần đến phương pháp thiền vì sức khỏe người Việt

Thiền Việt đã và đang tiếp bước trên con đường mang sứ mệnh đưa Thiền trở nên gần gũi hơn với đời sống hiện đại

Hiện nay Trung Tâm Dưỡng Sinh Thiền Việt đã có hơn 14 cơ sở giảng dạy trên địa bàn cả nước với các chương trình đào tạo về thiền như: Thiền sống khỏe, thiền cho doanh nghiệp, thiền chuyên sâu hỗ trợ trị liệu rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ và các chương trình hỗ trợ chữa bệnh không dùng thuốc trong cộng đồng... Song song với đó, các khoá học Thiền trực tuyến liên tục được khai giảng định kỳ mỗi tháng.

Năm 2020 - 2021, trong thời kỳ dịch bệnh Covid 19 bùng phát, Thiền Việt đã tổ chức các khóa học trực tuyến miễn phí nhằm nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe cho người dân trên toàn quốc. Các khoá học trực tuyến của Thiền Việt trong suốt mùa dịch vừa qua đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng nhờ đội ngũ giảng viên kinh nghiệm, tâm huyết cùng hiệu quả thực tế mà phương pháp thiền đã mang lại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của các học viên.

Thiền Việt, từ Thiền cổ thời trần đến phương pháp thiền vì sức khỏe người Việt

Khóa học trực tuyến miễn phí nâng cao sức khỏe cộng đồng trong mùa dịch do Thiền Việt tổ chức

Bên cạnh các hoạt động giảng dạy, Thiền Việt cũng liên tục triển khai các chương trình thiện nguyện chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như: Áo ấm vùng cao, Nồi cháo yêu thương, Đại lễ cầu siêu vào tháng 7 âm lịch hàng năm, Xây cầu dân sinh (2017), chương trình hướng về Miền Trung thân yêu trong 2 đợt bão lũ hay chương trình Thiền Việt tiếp lửa phòng chống dịch Covid 19...

Những hoạt động nhân văn trên đều được tổ chức bởi Quỹ Thiện Tâm Thiền Việt dưới sự dẫn dắt của Thầy Lê Thái Bình và đội ngũ Giảng Viên Thiền Việt - những con người mang trái tim thiền giàu lòng từ bi, bác ái và khát khao truyền bá tinh thần của thiền cùng lối sống hướng thiện đến mọi miền tổ quốc nhằm giúp mọi người sống đời an vui.

Thiền Việt, từ Thiền cổ thời trần đến phương pháp thiền vì sức khỏe người Việt

Quỹ Thiện Tâm Thiền Việt thuộc Trung Tâm Dưỡng Sinh Thiền Việt tiếp lửa phòng chống dịch Covid 19

Thiền Việt đã và đang tiếp bước trên con đường mang sứ mệnh đưa Thiền trở nên gần gũi hơn với đời sống hiện đại: Thiền là phương pháp dưỡng sinh dành cho tất cả mọi người, không phân biệt độ tuổi, tôn giáo, ai cũng có thể thực hành được để nâng cao sức khỏe thể chất, vững vàng tinh thần, mang lại một thái độ sống mạnh mẽ lạc quan.

Từ đó, mỗi người biết cách quay về bên trong của chính mình, trang bị một tâm thái an lạc để sẵn sàng ứng phó với những biến động của thời cuộc như: Thiên tai, dịch bệnh, các bệnh về tâm lý, thể chất với một thái độ sống tích cực và tràn đầy tình yêu thương.

Website: http://thienviet.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/ClbThienViet

N.H
Theo Giáo dục & Thời đại