Thứ bảy, 18/01/2025 | 18:00
RSS

Táo bón ở người cao tuổi: Chớ chủ quan!

Thứ sáu, 14/06/2024, 06:13 (GMT+7)

Táo bón ở người cao tuổi có thể ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, khả năng hấp thu dinh dưỡng và sức khỏe tổng thể nếu không được kiểm soát sớm.

Táo bón ở người cao tuổi xảy ra phổ biến 

MỤC LỤC
Tình trạng táo bón ở người cao tuổi
Ảnh hưởng của táo bón đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi
Vì sao người cao tuổi hay bị táo bón? Nguyên nhân gây táo bón ở người già
Kiểm soát và ngăn ngừa táo bón ở người cao tuổi
Cải thiện tình trạng táo bón ở người cao tuổi với Men vi sinh Bacillus clausii 

Tình trạng táo bón ở người cao tuổi

Táo bón là một rối loạn chức năng đường tiêu hóa phổ biến, được đặc trưng bởi nhu động ruột không thường xuyên hoặc khó đi đại tiện.

Nó thường liên quan đến đặc điểm phân cứng, khô. Mặc dù tần suất đi tiêu có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng việc đi tiêu ít hơn ba lần mỗi tuần thường được coi là dấu hiệu của táo bón.

Các triệu chứng khác của táo bón có thể bao gồm căng thẳng khi đi tiêu, cảm giác đại tiện không hết, đầy hơi và khó chịu ở bụng.

Tỷ lệ gặp phải táo bón ở người cao tuổi

Táo bón thường xảy ra nhiều hơn ở người già so với người trẻ tuổi. Khi tuổi tác tăng lên, quá trình lão hóa tự nhiên có thể dẫn đến những thay đổi chức năng của hệ tiêu hóa, bao gồm thời gian vận chuyển trong ruột chậm hơn và giảm nhu động ở ruột.  

Thói quen sinh hoạt cũng có thể là nguyên nhân gây ra táo bón mãn tính khi về già, bao gồm thói quen đi vệ sinh không khoa học, chế độ ăn uống, uống ít nước, sử dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên trong thời gian dài.

Tỷ lệ táo bón ở người cao tuổi dao động từ 26-50%, cao gấp 1,2 lần so với người trẻ. Trong số đó, nữ giới có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều hơn so với nam giới trong cùng nhóm tuổi.

Mặc dù vậy, hầu hết người bệnh và các bác sĩ thường coi đây là vấn đề không nghiêm trọng và ít được quan tâm đúng cách.

Trên thực tế, táo bón vẫn là một vấn đề phổ biến, quan trọng, đặc biệt ở người cao tuổi và thường rất khó kiểm soát.

Phân loại táo bón ở người cao tuổi

Táo bón bao gồm hai loại chính: táo bón chức năng và táo bón cơ học, dựa vào nguyên nhân khiến người bệnh khó khăn trong việc đi vệ sinh.

Táo bón cơ học thường liên quan tắc nghẽn cơ học, nguyên nhân khởi phát liên quan tới bệnh tật, bao gồm các bệnh về đường ruột, cơ, thần kinh, v.v

Trong khi đó, táo bón chức năng thường có nguyên nhân do lối sống không lành mạnh (chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu nước, v.v.), không liên quan đến bệnh tật.

Ảnh hưởng của táo bón đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi

Táo bón kéo dài thường gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, dù ở độ tuổi nào.  

Sự khó chịu, đau đớn và ì ạch liên quan đến táo bón khiến người bệnh cảm thấy đầy bụng, không có cảm giác thèm ăn, chán ăn, ăn ít. Nó khiến cơ thể không hấp thu đủ dinh dưỡng cần thiết, gây giảm cân và suy nhược nếu không được kiểm soát.

Táo bón mãn tính là nguyên nhân chính gây ứ phân, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn thậm chí đôi khi có thể gây tắc ruột. Những biến chứng này có thể làm trầm trọng thêm sự khó chịu và đau đớn và khiến sức khỏe người cao tuổi xấu đi. 

Không chỉ ảnh hưởng tới thể chất, táo bón gây ra nhiều tác động đối với sức khỏe tinh thần và cảm xúc. Người già thường cảm thấy khó chịu, nóng nảy, cáu gắt hay lo lắng cho sức khỏe. Điều này khiến táo bón càng trở nên trầm trọng hơn. 

Ảnh hưởng của táo bón tới sức khỏe người cao tuổi

Vì sao người cao tuổi hay bị táo bón? Nguyên nhân gây táo bón ở người già

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới táo bón khi về già, chúng bao gồm những thay đổi sinh lý do lão hóa, hậu quả của thói quen sinh hoạt hoặc ảnh hưởng từ các thuốc đang dùng.

Các yếu tố liên quan đến tuổi tác

Ở người già, những thay đổi về mặt giải phẫu ở đường tiêu hóa dưới, xảy ra do lão hóa, có thể góp phần làm quá trình tiêu hóa chậm hơn và hàm lượng nước trong phân thấp hơn. 

Các yếu tố liên quan đến tuổi tác góp phần gây táo bón bao gồm:

  • Giảm trương lực cơ ở ruột: Các cơ đẩy chất thải qua đường tiêu hóa có thể yếu đi theo thời gian, khiến chuyển động chậm hơn và giảm nhu động ruột.
  • Tốc độ trao đổi chất chậm hơn: Lão hóa có thể dẫn đến tốc độ trao đổi chất chậm hơn, điều này có thể dẫn đến giảm tốc độ tiêu hóa và xử lý thức ăn cơ thể ăn vào.
  • Thay đổi nồng độ hormone: Sự thay đổi nội tiết tố theo từng độ tuổi dẫn đến tác động đối với chức năng ruột và góp phần gây táo bón.
  • Những thay đổi thoái hóa thần kinh: Hệ thống thần kinh ruột kiểm soát sự co bóp và giãn nở của cơ ruột, giúp di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa. Số lượng tế bào thần kinh ở ruột giảm dẫn đến giảm nhu động ruột.
  • Sự yếu đi của cơ thắt hậu môn và cơ sàng chậu: chức năng của cơ sàn chậu bị suy giảm ở hơn 50% người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. 

Yếu tố liên quan đến lối sống

Lối sống và thói quen sinh hoạt kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm các rối loạn đường ruột và táo bón.

Ít vận động và tập luyện 

Việc vận động, tập luyện là điều kiện cơ bản để rèn luyện khả năng co bóp cơ trơn và cải thiện nhu động ruột. 

Việc ngại vận động, ít đi lại khiến nhu động ruột trở nên yếu đi mỗi ngày. Điều ngày dẫn đến táo bón. Không những vậy, điều này còn khiến cho tiêu hóa trở nên kém hiệu quả, chậm chạp và tăng nguy cơ táo bón.

Thời gian ngồi kéo dài hàng giờ gây ra những gián đoạn chức năng chuyển động tự nhiên của ruột. Điều này có thể dẫn đến phân cứng lại và khó đi đại tiện.

Thói quen nhịn đi đại tiện

Thói quen đi vệ sinh lành mạnh bao gồm việc đi đúng giờ và đi theo nhu cầu cơ thể. 

Cảm giác ngượng ngùng, bối rối, không có sẵn nhà vệ sinh hoặc quá bận rộn, khiến nhiều người thường xuyên phải kìm nén hay bỏ quên nhu cầu đi vệ sinh của mình.  

Việc nhịn vệ sinh nếu diễn ra thường xuyên khiến, làm gián đoạn nhịp điệu tự nhiên của ruột và dẫn đến táo bón.

Phớt lờ hoặc trì hoãn cảm giác thèm ăn có thể khiến phân trở nên khô và cứng hơn, khiến cho việc đi vệ sinh trở nên khó khăn hơn.

Thuốc và tình trạng sức khỏe

Người lớn tuổi thường dùng các loại thuốc có thể dẫn đến táo bón. Chúng bao gồm thuốc kháng axit có chứa nhôm và canxi, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc bổ sung canxi, một số thuốc lợi tiểu, thuốc bổ sung sắt,...

Bên cạnh đó, một số bệnh lý cũng gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và góp phần gây ra táo bón như tiểu đường tuýp II, trầm cảm, bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ, cường giáp, suy giáp, bệnh đa xơ cứng, mất cân bằng điện giải…

Yếu tố dinh dưỡng

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của táo bón, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Khẩu phần ăn thiếu chất xơ, uống ít nước hay chế độ ăn thiếu cân bằng dinh dưỡng đều có thể dẫn đến những xáo trộn trong hệ thống tiêu hóa, khiến phân trở nên rắn và cứng hơn, khó di chuyển ra bên ngoài.

Kiểm soát và ngăn ngừa táo bón ở người cao tuổi

Táo bón là một trong những vấn đề đáng lo ngại đối với nhiều người khi về già. Mặc dù táo bón mãn tính rất khó để kiểm soát, việc can thiệp và thay đổi từ sớm lại vô cùng dễ dàng để ngăn ngừa và chấm dứt tình trạng này. 

Những thay đổi chính bao gồm: dùng thuốc điều trị sớm, thay đổi lối sống, tăng cường vận động và xây dựng chế độ ăn uống khoa học.

Điều trị y tế thích hợp

Táo bón mãn tính có thể được quản lý bằng cách cho bệnh nhân sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân, thuốc tăng nhu động ruột, có thể bổ sung thêm thuốc bôi trơn tại chỗ nếu cần thiết.

Các loại thuốc nhuận tràng được sử dụng phổ biến hiện nay là: thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc nhuận tràng kích thích. 

Ngoài ra, một số phương pháp khác có thể được sử dụng như:

  • Thụt tháo: Thụt liên quan đến việc đưa chất lỏng vào trực tràng để kích thích nhu động ruột và giảm táo bón, thường được dùng trong táo bón nặng mà các phương pháp khác không hiệu quả.
  • Liệu pháp phản hồi sinh học: Liệu pháp phản hồi sinh học thường được dùng cho người táo bón mãn tính. Mục đích chính là giúp người bệnh lấy lại quyền kiểm soát nhu động ruột bằng cách cung cấp phản hồi theo thời gian thực về hoạt động của cơ.  

Thay đổi lối sống và luyện tập thể dục

Khuyến khích người cao tuổi tham gia các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe có thể thúc đẩy quá trình đi tiêu đều đặn. 

Tập thể dục giúp kích thích sự co bóp tự nhiên của ruột, tạo điều kiện cho phân di chuyển qua đường tiêu hóa.

Xây dựng thói quen đi vệ sinh lành mạnh, phản ứng ngay lập tức với cảm giác cần đi đại tiện, tuyệt đối không nhịn đi vệ sinh, không ngồi quá lâu hay rặn quá mạnh. 

Những thói quen xấu này đều có thể ảnh hưởng tới việc đi vệ sinh và gây táo bón. 

Tập luyện giúp cải thiện nhu động ruột và sức bền của cơ hậu môn

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn giúp giảm nguy cơ táo bón và cải thiện nhu động ruột ở người cao tuổi. 

Người trường thành cần tiêu thụ 20-25 gam chất xơ mỗi ngày, trong khi đó người già cần nhiều hơn thế,25-30 gam chất xơ mỗi ngày. 

Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.

Ngoài ra, uống đủ nước mỗi ngày giúp làm mềm phân, và đại tiện dễ dàng hơn. Trung bình, con người cần uống tối thiểu 2 lít chất lỏng (tương đương 8 cốc) mỗi ngày. 

Chất lỏng phổ biến nhất là nước, ngoài ra còn có thể bổ sung thay thế bằng sữa, súp hoặc nước canh.

Tuy nhiên, người cao tuổi cần giảm tiêu thụ cà phê, trà và rượu và nên uống thêm ly nước sau mỗi lần uống cà phê, trà hoặc rượu.

Cải thiện tình trạng táo bón ở người cao tuổi với Men vi sinh Bacillus clausii 

Men vi sinh có chứa lợi khuẩn Bacillus clausii được sử dụng rộng rãi hiện nay như một liệu pháp cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ ổn định các rối loạn đường ruột bao gồm tiêu chảy, táo bón.

Bacillus clausii là một trong những chủng lợi khuẩn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhất, như khả năng chịu acid và muối mật, đặc tính kháng sinh, tăng cường vi khuẩn có lợi đường ruột, hỗ trợ điều trị các vấn đề tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.

Men vi sinh đường uống (như Menbio) với thành phần có chứa 2 x 10^9 CFU bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii, thích hợp dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 1 tuổi.

Việc bổ sung men vi sinh có tác dụng bổ sung lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các vấn đề như tiêu chảy, táo bón, đau bụng đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.

Do đó, người cao tuổi bên cạnh việc thực hiện các biện pháp và chế độ ăn uống khoa học, có thể sử dụng thêm men vi sinh để hạn chế táo bón, ăn không tiêu, đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thu của cơ thể.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bột men vi sinh MENBIO

Thành phần

Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) Bacillus clausii (dạng bào tử) 2 x 109 CFU/g, phụ liệu

Công dụng

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.

Đối tượng sử dụng
Trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Người uống kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.

Cách dùng
Không dùng với nước nóng quá 40 độ, tốt nhất nên dùng trước ăn 30 phút.
 
Trẻ từ 1-14 tuổi: Dùng 2-3 gói/ngày. Có thể pha với sữa, nước hoặc thức ăn của trẻ.
Trẻ từ 15 tuổi và người lớn: 03 gói/ngày
 
Phụ nữ có thai và người đang sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 
Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Quy cách: Dạng bột: Hộp 10 gói, mỗi gói 1 gram
Sản xuất bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
HSD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì
Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
 
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo TPBVSK Bột men vi sinh MENBIO: 1827/2023/XNQC-ATTP

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại