Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên thực tế hiện nay, các cách chữa sùi mào gà đang áp dụng trong y học chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không thể tiêu diệt được tận gốc vi-rút HPV. Chính vì vậy, tình trạng bệnh tái phát sau thời gian điều trị là chuyện rất dễ xảy ra, phổ biến với đa số người bệnh.
Biểu hiện của bệnh sùi mào gà. Ảnh Internet
Hiện nay, các cách trị sùi mào gà được Tây y áp dụng nhiều nhất gồm đốt sùi mào gà, đốt lạnh bằng nitơ lỏng, đốt bằng laser, đốt bằng hóa chất, đốt bằng điện cao tần, phẫu thuật cắt bỏ hoặc nạo.
Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc điều trị tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và để ức chế sự phát triển của virus. Dù vậy, cần lưu ý bệnh sùi mào gà hiện chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Bên cạnh việc sử dụng Tây y, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian hỗ trợ quá trình điều trị sùi mào gà.
Bài 1: Tỳ giải 15g, thương truật 15g, hoàng bá 15g, đại thanh diệp 20g, ý dĩ 20g, thổ phục linh 30g, đan bì 12g, tử thảo 15g, thông thảo 10g, mã xỉ hiện (rau sam) 15g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu nhiệt thịnh biểu hiện bằng triệu chứng tại chỗ sưng nóng, đỏ đau, đại tiện táo kết gia thêm đại hoàng 9g, sinh thạch cao 15g, kim ngân hoa 15g, tri mẫu 9g ; nếu tái phát gia thêm hoàng kỳ 20g, bạch truật 15g.
Bài 2: Dã cúc hoa 30g, thổ phục linh 30g, kim ngân hoa 10g, cam thảo 10g, bản lam căn 10g, sơn đậu căn 10g, xạ can 10g, liên kiều 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 10g, hoàng bá 10g, thương truật 10g, sơn thù 5g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 3: Bản lam căn 30g, dã cúc hoa 30g, mộc tặc 20g, khô phàn 20g, nga truật 15g, địa phu tử 20g, mỗi ngày 1 thang sắc lấy nước ngâm rửa tại chỗ.
Đông y chỉ có tác dụng trị sùi mào gà khi triệu chứng còn nhẹ. Ảnh Internet
Bài 4: Mã xỉ hiện 60g, đại thanh diệp 30g, minh phàn 21g, sắc lấy nước ngâm rửa tại chỗ, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút, sau đó dùng lục nhất tán 30g, phèn phi 9g trộn đều rắc vào tổn thương.
Bài 5: Hoàng kỳ, hoàng bá, khổ sâm, ý dĩ lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 1g rắc lên tổn thương rồi dùng băng bó kín lại, 10 lần là 1 liệu trình, thường dùng 2 liệu trình là có kết quả.
Bài 6: Khổ sâm 50g, sà sàng tử 50g, bách bộ 50g, mộc tặc thảo 50g, bản lam căn 50g, thổ phục linh 50g, đào nhân 30g, minh phàn 30g, xuyên tiêu 30g, sắc lấy nước ngâm rửa tổn thương mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút.
Bài 7: Mã xỉ hiện 60g, linh từ thạch 20g, bạch liễm 20g, mộc tặc thảo 30g, sinh mẫu lệ 30g, khổ sâm 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, hồng hoa 10g, sắc lấy nước ngâm rửa tổn thương, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút, 20 ngày là 1 liệu trình.
Thông thường, trong Đông y hay phối hợp 1 bài thuốc uống trong với 1 bài thuốc dùng bôi, rửa ngoài. Hiện nay, các phương pháp của y học cổ truyền có thể dùng để trị liệu đơn độc với trường hợp nhẹ, hỗ trợ điều trị các trường hợp nặng hoặc dùng để dự phòng tái phát sau liệu pháp gây hoại tử tổ chức của y học hiện đại.
Tích cực ăn tỏi
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyên người bệnh sùi mào gà nên tăng cường sử dụng tỏi. Trong tỏi có chứa allicin - một loại kháng sinh cực mạnh, có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi sinh vật gây bệnh trong đó có virus gây sùi mào gà mà không tiêu diệt vi khuẩn có lợi như một số loại thuốc kháng sinh.
Tỏi có khả năng sát khuẩn, chống viêm rất cao, ăn tỏi thường xuyên, với liều lượng hợp lý, những viêm loét trên da sẽ dần se lại và khô hẳn. Vì vậy, có thể nói điều trị sùi mào gà bằng tỏi được xem là một trong những “bài thuốc quý'”giúp tăng khả năng miễn dịch, kìm hãm sự phát triển của virus HPV trong cơ thể.
Cách phòng tránh 10 loại bệnh nguy hiểm thường gặp ở nữ giới